Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Điện tâm đồ lưu động giúp ghi lại những dòng điện trong trái tim của bạn khi bạn đang thực hiện những hoạt động bình thường và không gây đau và hay gây hại gì đến người được đo. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Kết quả xét nghiệm được đọc như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, mời các bạn tham khảo!

Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Đo điện tâm đồ lưu động (Ambulatory Electrocardiogram)/EKG hoặc ECG/theo dõi Holter – điện tâm đồ liên tục

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tim/ Điện tim

1. Tìm hiểu chung

Đo điện tâm đồ lưu động là gì?

Điện tâm đồ lưu động (ambulatory electrocardiogram) giúp ghi lại những dòng điện trong trái tim của bạn khi bạn đang thực hiện những hoạt động bình thường. (Ambulatory có nghĩa là bạn có thể đi lại được). Việc đo điện tâm đồ như vậy được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau, bao gồm ambulatory electrocardiogram (đo điện tâm đồ lưu động), ambulatory EKG, Holter monitoring (máy theo dõi nhịp tim Holter), 24-hour EKG (điện tâm đồ 24 giờ) hoặc là cardiac event monitoring (máy theo dõi tim).

Tim  tạo ra những dòng điện nhỏ truyền khắp các cơ tim để làm chúng co lại. Bằng máy đo điện tâm đồ (ECG machine), người ta có thể phát hiện được những dòng xung điện này. Máy đo điện tâm đồ có tác dụng khuếch đại dòng xung điện được phát ra ở mỗi nhịp tim đập, rồi ghi lại thông tin về dòng xung điện đó vào giấy hoặc lưu vào trong máy tính. Việc đo điện tâm đồ không gây đau và cũng không gây hại gì đến người được đo. (Vì máy đo điện tâm đồ chỉ ghi lại các xung điện phát ra từ cơ thể của bạn chứ không đưa bất cứ dòng điện nào vào trong cơ thể).

Khi nào bạn nên thực hiện điện tâm đồ lưu động?

Người ta sẽ thực hiện đo điện tâm đồ lưu động (Ambulatory EKG) nhằm mục đích:

Tìm và ghi lại những nhịp tim không bình thường thỉnh thoảng xuất hiện theo từng cơn hoặc khi bạn đang thực hiện một số hoạt động nhất định. Tìm ra nguyên nhân khiến cho bạn bị đau ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Đây là những triệu chứng cơ bản của các vấn đề liên quan đến tim có thể xảy ra với bạn. Kiểm tra xem bạn có gặp vấn đề về dòng máu lưu chuyển đến cơ tim kém hay không (chứng thiếu máu cục bộ). Kiểm tra xem phương pháp điều trị hiện tại đối với tình trạng nhịp tim bất thường xảy ra với bạn liệu có hiệu quả hay không.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện điện tâm đồ lưu động?

Nhiều người đôi lúc sẽ gặp phải hiện tượng nhịp tim đập bất thường. Ý nghĩa của hiện tượng đó phụ thuộc vào loại hình mẫu nhịp tim được suy ra từ những nhịp tim đó, mức độ thường xuyên xảy ra, kéo dài trong bao lâu, và liệu chúng có xuất hiện ngay vào lúc bạn gặp phải các triệu chứng cụ thể nào hay không. Trường hợp rối loạn nhịp tim xảy ra cùng lúc bạn gặp phải các triệu chứng khác, như chóng mặt hoặc tức ngực, có thể suy ra rằng chính vấn đề rối loạn nhịp tim đó đang gây ra các triệu chứng bạn gặp phải.

Tuy nhiên, vì phương pháp điện tâm đồ 12 chuyển đạo chuẩn sẽ an toàn, ít tốn kém và cung cấp nhiều thông tin có giá trị, có thể bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này trước tiên để kiểm tra về hoạt động chức năng tim của bạn trước khi sử dụng phương pháp điện tâm đồ lưu động. Bình thường, một lần ghi liên tục với điện tâm đồ lưu động sẽ chỉ cho biết về 5 chuyển đạo và cung cấp thông tin không hoàn chỉnh bằng một lần đo EKG 12 chuyển đạo. Tuy nhiên, dùng cách ghi liên tục thì sẽ đem lại hiệu quả hơn so với dùng EKG tiêu chuẩn trong việc đánh giá các triệu chứng xảy ra với tim nhưng lại không diễn ra liên tục.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện điện tâm đồ lưu động?

Nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi kết quả của điện tâm đồ. Hãy nhớ nói với bác sĩ về tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn.

Bởi vì người ta sẽ thường thực hiện EKG trước để theo dõi một vấn đề về tim khác mà có thể bạn mắc phải trước đây, ví dụ như chứng loạn nhịp tim, hãy nhớ cung cấp cho bác sĩ các tài liệu về kết quả đo điện tim mà bạn có được từ trước.

Hãy nhớ đi tắm trước khi người ta thực hiện đặt điện cực trên cơ thể bạn, vì có khi bạn sẽ không được phép làm ướt điện cực đó trong suốt quá trình đo điện tâm đồ. Mặc một chiếc áo blouse rộng hoặc áo sơ mi rộng. Đừng đeo đồ trang sức hay mặc quần áo có nút hay khóa bằng kim loại, vì những vật như thế có thể làm cản trở quá trình ghi lại điện tâm đồ. Cũng vì lý do đó, khi đo điện tâm đồ người phụ nữ không nên mặc áo ngực có gọng kim loại.

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn ghi lại hoạt động và triệu chứng hàng ngày vào trong nhật kí thì hãy nhớ đảm bảo rằng bạn thực hiện việc đó một cách đều đặn và tỉ mỉ. Trong cuốn nhật ký này, bạn sẽ ghi lại tất các hoạt động bạn đã làm, các triệu chứng và thời gian triệu chứng xảy ra. Sự chính xác và độ hiệu quả của xét nghiệm này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ghi chép cẩn thận của bạn.

Nếu bạn đang cấy một máy theo dõi bên dưới da để điều trị một căn bệnh nào khác, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn về cách làm thế nào để chuẩn bị cho quá trình đo điện tâm đồ liên tục.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm, những rủi ro có thể xảy ra, quá trình diễn ra xét nghiệm và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

Quy trình thực hiện điện tâm đồ lưu động như thế nào?

Sẽ mất tầm khoảng 10 phút để bác sĩ lắp đặt máy đo điện cực và máy ghi. Sau đó bạn có thể đi lại và làm bất cứ thứ gì bạn vẫn thường làm trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo. Bạn cũng sẽ cần phải mang theo máy ghi cả khi bạn đi ngủ. Tuy nhiên bạn không nên tắm vì máy ghi sẽ bị ướt.

Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một cuốn nhật kí để bạn có thể ghi lại về tất cả những thời điểm bạn xuất hiện triệu chứng (ví dụ như khi tim bạn đập quá nhanh). Việc theo dõi ECG sẽ được phân tích ở phần cuối của quá trình đo điện tâm đồ. Tuy nhiên, bất kì ghi chép nào liên quan đến thời điểm xảy ra các triệu chứng sẽ rất có ích bởi vì sau đó thông tin này sẽ được phân tích kĩ lưỡng để xem liệu chứng loạn nhịp tim có phải là thủ phạm gây ra các triệu chứng đó hay không. Có khi bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số hoạt động khiến các triệu chứng xảy ra trước đây để thúc đẩy các triệu chứng tương tự xảy ra.

Cách dùng một số thiết bị đo khá khác nhau:

Với một số máy ghi, bạn chỉ cần nhấn nút để đánh dấu lại thời điểm xuất hiện triệu chứng; Một số máy ghi sẽ tự động kích hoạt trong trường hợp nhịp tim hoặc nhịp điệu tim của bạn bất thường; Với một số máy ghi, bạn sẽ gửi kèm kết quả theo dõi ECG để phân tích thông qua kết nối điện thoại.

Một số máy ghi cần được đặt theo dõi trong thời gian lâu hơn. Các máy ghi này được gọi là máy theo dõi “sự kiện” nhịp tim (“event” monitor). Loại máy này sẽ chỉ ghi lại các thông số khi bạn bật nút “on” trong suốt thời gian xảy ra triệu chứng bất thường về tim, ví dụ như khi tim bạn đập nhanh chẳng hạn.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện điện tâm đồ lưu động?

Nếu bác sĩ đặt thiết bị đo trên cơ thể bạn vào buổi sáng, bạn sẽ được yêu cầu quay lại vào trong khoảng từ 8 giờ đến 9 giờ sáng để gỡ thiết bị ra. Đối với những người được đặt thiết bị theo dõi vào buổi chiều, bạn có thể quay lại vào lúc 2 đến 2 giờ 30 phút chiều.

Bác sĩ sẽ xử lý, phân tích và giải thích kết quả điện tâm đồ được ghi lại của bạn. Bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả với bạn trong các cuộc hẹn tiếp theo.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch hoặc chuyên về điện tim sẽ giúp phân tích và giải thích ý nghĩa kết quả đo điện tâm đồ lưu động. Bình thường thì bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng vài ngày.

Kết quả bình thường

Không tìm thấy nhịp tim bất thường trong thông tin về EKG mà máy ghi ghi lại được. Nhịp tim của bạn có thể sẽ tăng lên khi bạn vận động và giảm xuống khi bạn đang ngủ.

Kết quả bất thường

Máy đo điện tâm đồ lưu động có thể phát hiện ra rất nhiều nhịp tim bất thường:

Phát hiện được nhịp tim đập chậm hay nhanh. Những nhịp tim đập chậm hay nhanh này đôi khi có thể biến đổi bất thường; Đối với trường hợp những người đã mang máy điều hòa nhịp tim nhưng nhịp tim vẫn bị chậm, có thể là máy điều hòa nhịp tim đang hoạt động không tốt; Những đường nét bất thường trong bảng đo điện tâm đồ có thể là kết quả của việc cơ tim không nhận đủ oxy (chứng thiếu máu cục bộ) do động mạch bị hẹp.

Bác sĩ sẽ so sánh kết quả theo dõi điện tâm đồ lưu động có được cùng với bệnh án, triệu chứng và kết quả của các xét nghiệm khác. Có thể bạn sẽ phải thực hiện đo điện tâm đồ thêm một lần nữa trong trường hợp kết quả chưa rõ ràng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến đo điện tâm đồ lưu động, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và thực hiện!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM