Tim mạch

Cùng tìm hiểu về Tim mạch bao gồm: nguyên nhân, nguy cơ, triệu chứng, cách chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả với eLib nhé!

Tim mạch

1. Định nghĩa

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan tới sức khỏe của trái tim. Các bệnh tim liên quan bao gồm:

Các bệnh mạch máu, ví dụ như bệnh động mạch vành; Vấn đề về nhịp tim, hay còn gọi là loạn nhịp tim; Khuyết tật tim bẩm sinh.

Thuật ngữ “bệnh tim” thường được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “bệnh tim mạch.” Bệnh tim mạch thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến một cơn đau tim, đau ngực (đau thắt ngực) hoặc đột quỵ. Một số vấn đề về tim khác, ví dụ như những người có ảnh hưởng đến cơ bắp, van tim hoặc nhịp tim, cũng được coi là một dạng của bệnh tim.

Tại sao bạn nên quan tâm về bệnh tim (bệnh tim mạch)?

Mỗi năm có khoảng 15,7 triệu trường hợp tử vong do bệnh tim và suy tim. Ở Việt Nam, những người có các biến chứng tăng huyết áp ngày càng tăng đáng kể.

Bệnh tim có thể xảy ra cho bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và lối sống. Hơn nữa, bệnh tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nó đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận, thậm chí là suốt đời. Khi các phương pháp điều trị này không thành công, bạn cần phải thực hiện những ca phẫu thuật tốn kém và phức tạp.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh tim (bệnh tim mạch) là gì?

Bệnh tim mạch vành là một trong những bệnh chủ yếu thường gặp của bệnh tim Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh tim mạch vành (CHD), hay còn gọi là bệnh động mạch vành (CAD), thường bắt đầu với tổn thương niêm mạc và lớp bên trong của động mạch vành (tim). Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm:

Hút thuốc, bao gồm cả hút thuốc thụ động; Có một lượng lớn chất béo nhất định và cholesterol trong máu; Huyết áp cao; Lượng đường trong máu cao do kháng insulin hay tiểu đường; Viêm mạch máu.

Các mảng bám có thể bắt đầu tích tụ lại trên các động mạch bị hư hỏng. Sự tích tụ các mảng bám trong động mạch vành có thể bắt đầu ngay từ khi còn bé.

Qua thời gian, mảng bám có thể đông cứng hoặc vỡ ra. Mảng bám cứng làm hẹp động mạch vành và làm giảm sự lưu thông máu giàu oxy đến tim. Điều này có thể gây ra đau ngực hoặc khó chịu gọi là đau thắt ngực.

Nếu mảng bám bị vỡ ra, các mảnh vỡ tế bào máu (được gọi là tiểu cầu) dính vào nhau và hình thành cục máu đông.

Cục máu đông có thể thu hẹp các động mạch vành và gây đau thắt ngực. Nếu một cục máu đông trở nên đủ lớn, nó có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn một động mạch vành và gây ra một cơn đau tim.

3. Nguy cơ mắc bệnh

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim (bệnh tim mạch)?

Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Độ tuổi: lão hóa làm tăng nguy cơ bị tổn thương và thu hẹp các động mạch và suy yếu hoặc dày cơ tim. Giới tính: nam giới thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tim có thể tăng đối với phụ nữ mãn kinh. Tiền sử bệnh gia đình: nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tim, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn cũng có khả năng tăng, đặc biệt là nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tim ở độ tuổi sớm (trước 55 tuổi đối với nam giới, ví dụ như anh trai hoặc bố, và trước 65 tuổi đối với nữ giới, ví dụ như mẹ hoặc chị em).

Ngoài ra, còn có một số nguy cơ mắc bệnh khác, bao gồm:

Hút thuốc; Chế độ ăn kiêng nghèo nàn; Huyết áp cao; Nồng độ cholesterol trong máu cao; Bệnh tiểu đường; Béo phì; Không hoạt động thể chất; Căng thẳng; Giữ vệ sinh kém.

4. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim (bệnh tim mạch) là gì?

Bệnh tim mạch vành im lặng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim mạch vành có thể khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Một số phụ nữ có bệnh tim mạch vành không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trường hợp này được gọi là bệnh tim mạch vành im lặng.

Bệnh tim mạch vành im lặng có thể không được chẩn đoán cho đến khi người phụ nữ có dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp (nhịp tim không đều).

Vài phụ nữ mắc bệnh tim mạch vành sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Đau thắt ngực

Triệu chứng phổ biến của bệnh tim là đau thắt ngực. Đau thắt ngực là cơn đau ngực hoặc khó chịu xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu giàu oxy.

Ở nam giới, đau thắt ngực thường cảm thấy như có áp lực hoặc bị đè ép ở ngực. Cảm giác này có thể lan rộng đến cánh tay. Phụ nữ cũng có thể có những triệu chứng đau thắt ngực và có cảm giác rát bỏng trong lồng ngực. Phụ nữ có nhiều khả năng bị đau ở cổ, quai hàm, cổ họng, bụng hoặc lưng.

Ở nam giới, đau thắt ngực có xu hướng tăng với hoạt động thể chất và những cơn đau có th giảm khi nghỉ ngơi. Trong khi đó, phụ nữ có nhiều khả năng bị đau thắt ngực hơn nam giới trong khi họ đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Ở những phụ nữ mắc bệnh mạch vành microvascular (MVD), đau thắt ngực thường xảy ra trong suốt các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như mua sắm hay nấu ăn, chứ không phải chỉ khi tập thể dục. Căng thẳng thần kinh cũng có nhiều khả năng gây ra cơn đau thắt ngực ở phụ nữ hơn ở nam giới.

Mức độ nghiêm trọng của đau thắt ngực khác nhau. Cơn đau có thể nặng hơn hoặc xảy ra thường xuyên hơn do sự tích tụ mảng bám vẫn tiếp tục thu hẹp động mạch vành.

Các dấu hiệu của biến chứng bệnh tim

Một số loại bệnh tim sẽ được phát hiện tình cờ – ví dụ, nếu một đứa trẻ được sinh ra với một khuyết tật tim nghiêm trọng, bệnh tim sẽ được bác sĩ phát hiện ngay sau đó. Trong các trường hợp khác, bệnh tim của bạn có thể được chẩn đoán trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như thông qua một cơn đau tim.

Mặc dù bạn có thể không có triệu chứng của bệnh tim, ban nên gọi bác sĩ hoặc trung tâm y tế khẩn cấp nếu bạn có những triệu chứng bệnh tim:

Tưc ngực; Khó thở; Ngất xỉu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh tim sẽ dễ dàng điều trị hơn khi được phát hiện sớm, do đó bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những mối quan tâm hoặc tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các bước bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh tim.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị bệnh tim, dựa trên các dấu hiệu hoặc triệu chứng mới bạn đang gặp, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

5. Biến chứng

Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim (bệnh tim mạch) là gì?

Các biến chứng của bệnh tim mạch bao gồm:

Suy tim. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tim, suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể là kết quả của nhiều dạng bệnh tim, bao gồm cả các khuyết tật tim, bệnh tim mạch, bệnh van tim, bệnh nhiễm trùng tim hoặc bệnh cơ tim. Đau tim. Một cục máu đông chặn sự lưu thông của máu, máu không thể đến tim sẽ gây ra một cơn đau tim, có thể gây tổn hại hoặc phá hủy một phần của cơ tim. Xơ vữa động mạch có thể gây ra một cơn đau tim. Đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch cũng có thể dẫn đến một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. Điều này xảy ra khi động mạch não bị thu hẹp hoặc bị chặn, do đó có quá ít máu đến não của bạn. Một cơn đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp, vì mô não bắt đầu chết chỉ trong vòng một vài phút khi cơn đột quỵ bắt đầu. Chứng phình động mạch. Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn, đó là chứng phình động mạch. Khi bị phình động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Khi bị động mạch ngoại biên, tứ chi của bạn, chủ yếu là chân, sẽ không nhận đủ lượng máu. Điều này gây ra các triệu chứng đau, phổ biến nhất đau chân khi đi bộ. Tim ngừng đột ngột. Ngừng tim đột ngột là chức năng tim, hơi thở và ý thức mất đột ngột, thường được gây ra bởi một rối loạn nhịp tim. Ngừng tim đột ngột là một trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nó có thể gây tử vong.

6. Chẩn đoán

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tim (bệnh tim mạch)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch vành dựa trên bệnh sử của gia đình, các yếu tố nguy cơ của bạn, xét nghiệm thể chất và các kết quả xét nghiệm và thủ tục khác.

Không có phươn pháp duy nhất nào có thể chẩn đoán bệnh tim mạch vành. Nếu bác sĩ nghĩ bạn mắc bệnh tim mạch vành, bác sĩ có thể thực hiện một hay nhiều phương pháp y tế để chẩn đoán chính xác hơn.

Những kỹ thuật y tế khác có thể giúp chẩn đoán bệnh tim là gì?

Bên cạnh các xét nghiệm máu và chụp X-quang, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim có thể bao gồm:

Điện tâm đồ (ECG); Máy theo dõi Holter; Siêu âm tim; Đặt ống thông tim; Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan); Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).

7. Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tim (bệnh tim mạch)?

Phương pháp điều trị bệnh tim khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ví dụ, nếu bạn mắc nhiễm trùng tim, bạn có thể sẽ được cho thuốc kháng sinh. Nói chung, những phương pháp điều trị cho bệnh tim thường bao gồm:

Thay đổi lối sống: có chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu. Sử dụng thuốc. Ngoài việc thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim của bạn. Các loại thuốc này sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn đang mắc phải. Các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật. Nếu thuốc không điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tim của bạn.

8. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Làm thế nào bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh tim (bệnh tim mạch)?

Bệnh tim mạch có thể được cải thiện – hoặc thậm chí ngăn ngừa được – bằng cách thay đổi lối sống nhất định. Những thay đổi sau đây có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch:

Bỏ hút thuốc; Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường; Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần; Ăn một khẩu phần ăn ít muối và chất béo bão hòa; Duy trì trọng lượng khỏe mạnh; Giảm căng thẳng; Giữ vệ sinh tốt.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM