Van tim

Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống bệnh van tim trên eLib

Van tim

1. Tìm hiểu chung

Bệnh van tim là gì?

Bệnh van tim là một tình trạng mà van tim của bạn không hoạt động bình thường. Tim của bạn có bốn van. Chúng có trách nhiệm định hướng việc lưu thông máu một cách hợp lý. Trong mỗi nhịp đập, các van mở và đóng một lần. Khi chức năng đóng mở của van tim bị hư hỏng, nó có thể phá vỡ sự lưu thông máu. Bệnh van tim có thể dẫn đến nhiều bệnh tim khác, như tăng huyết áp và suy tim.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh van tim là gì?

Bệnh van tim có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh van tim thường gặp là:

Khó thở; Nhức đầu; Mệt mỏi; Khó chịu hoặc đau ngực; Chóng mặt; Ngất xỉu; Ho; Giữ nước dẫn đến phù ở chi dưới và bụng; Phù phổi; Tăng cân nhanh chóng.

 Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng như viêm họng, đau nhức cơ thể nói chung và sốt, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh van tim?

Trong một số trường hợp, bệnh van tim là dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, một số bệnh khác thường có thể dẫn đến bệnh van tim là:

Viêm nội tâm mạc: là tình trạng viêm của mô tim; Bệnh thấp khớp: là bệnh viêm gây ra bởi nhiễm trùng vi khuẩn liên cầu; Phình động mạch chủ; Xơ vữa động mạch; Thoái hóa Myxomatous: là sự suy yếu của các mô liên kết trong các van hai lá; Bệnh lupus; Bệnh động mạch vành; Bệnh cơ tim và bệnh giang mai; Bệnh mô liên kết; Các khối u, một số loại thuốc và bức xạ.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh van tim?

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng nó phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ  để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh van tim?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bệnh van tim, chẳng hạn như:

Lớn tuổi; Thiếu hoạt động thể chất; Có tiền sử bệnh tim, chẳng hạn như viêm nội tâm mạc, tăng huyết áp hoặc sốt thấp khớp.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh van tim?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để tìm ra những bất thường về nhịp tim và xác định xem bạn có vấn đề về van tim hay không

Các xét nghiệm khác là xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm đo lưu lượng máu. Sau đó, bác sĩ có thể theo dõi quá trình bệnh van tim của bạn và chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn:

Chụp X-quang: xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết về hình dạng, kích thước và vị trí của trái tim bởi vì đôi khi bệnh van tim có thể làm phì to trái tim; Siêu âm tim qua thực quản và siêu âm tim: những sóng siêu âm được dùng để mô tả hình ảnh của tim và các động mạch xung quanh nó; Đặt ống thông tim: xét nghiệm này cho phép các bác sĩ tìm ra các bất thường trong máu xảy ra do bệnh van tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh van tim?

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim  và những triệu chứng hiện diện, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị cho bạn. Bạn có thể được yêu cầu có giám sát y tế phù hợp, bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị tình trạng của bạn. Chúng có thể là thuốc chẹn bêta và thuốc chẹn kênh canxi giúp kiểm soát nhịp tim và lượng máu chảy, thuốc lợi tiểu để giảm giữ nước và thuốc giãn mạch.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể  thay thế van tim bằng mô tự thân hoặc một van động vật nếu bạn muốn thay thế van sinh học, hoặc dùng van từ người hiến, van nhân tạo, van kim loại.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh van tim?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Hiểu biết bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim mình đang mắc; Nói cho tất cả các bác sĩ và nha sĩ của bạn về bệnh của mình; Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng; Chăm sóc cho răng và nướu tốt; Dùng kháng sinh trước khi bạn thực hiện bất kỳ thủ thuật nào mà có thể gây chảy máu; Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; Tái khám bác sĩ thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM