Khối u tim
Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống bệnh khối u tim cùng eLib nhé
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Khối u tim là bệnh gì?
Khối u tim mọc bất thường ở các van tim hoặc tim. Có rất nhiều loại u tim nhưng nói chung, các khối u tim thường hiếm gặp.
Các khối u có thể là ung thư (ác tính) hoặc không phải ung thư (lành tính). Những khối u bắt đầu xuất hiện ở trung tâm và ở lại đó được gọi là khối u nguyên phát. Những khối u xuất hiện ở một bộ phận khác của cơ thể và di chuyển đến tim (di căn) được gọi là khối u thứ cấp.
Hầu hết các khối u tim là lành tính nhưng vẫn có thể gây ra vấn đề tùy theo kích thước và vị trí của chúng. Đôi khi, những mảnh nhỏ của khối u rơi vào máu và được vận chuyển tới các mạch máu xa, từ đó được dẫn tới các cơ quan quan trọng.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khối u ở tim là gì?
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không nhận thức được mình có một khối u ở tim mà chỉ phát hiện khi siêu âm tim. Nếu khối u trở nên vôi hóa thì có thể được chẩn đoán khi chụp X-quang ngực. Hầu hết các khối u tim chính được phát hiện khi bệnh nhân đang ở độ tuổi 50 và 60. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn.
Bệnh nhân có khối u tim ở tâm nhĩ trái có thể gặp phải các triệu chứng, điều này là do lưu lượng máu bị chặn thông qua van hai lá. Dòng chảy của máu có thể bị chặn hoàn toàn hoặc chỉ khi bệnh nhân đang ở một tư thế nhất định (ví dụ như nằm xuống). Có nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng nhưng nếu lưu lượng máu bị tắc nghẽn và có sự tăng áp lực trong tâm nhĩ trái thì có thể gây ra khó thở, choáng hoặc ho. Tình trạng viêm có thể gây ra sốt, bệnh nhân có thể bị đau khớp hoặc cảm thấy khó chịu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh khối u ở tim?
Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có khối u tim đều có người thân từng mắc bệnh này. Đôi khi, các khối u có thể là một phần của một tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng NAME (u niêm mạc tâm nhĩ, u sợi thần kinh dạng niêm, tàn nhang, rối loạn sắc tố da), hội chứng LAMB (nốt ruồi son, u nhầy nhĩ trái, u niêm mạc và da lành tính, vết bớt màu xanh) hay hội chứng Carney. Thông thường, các khối u xuất hiện nhưng không liên quan đến bất kì tình trạng sức khỏe hay bệnh sử gia đình nào mà chỉ là kết quả của sự phát triển quá mức của tế bào, bắt đầu ở tim hoặc di chuyển đến tim.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh khối u ở tim?
Khối u ở tim là căn bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh khối u ở tim?
Khối u ở tim một phần là do di truyền. Một khối u ở bộ phận khác của cơ thể có khả năng lây lan đến tim, đặc biệt là khối u ác tính, ung thư vú hoặc ung thư phổi, có thể hình thành một khối u ở tim.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh khối u ở tim?
Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc thiết lập hình ảnh phóng xạ hạt nhân để chẩn đoán bệnh khối u ở tim.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh khối u ở tim?
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường. Tuy nhiên, việc quyết định phẫu thuật hay không là phụ thuộc vào kích thước khối u, liệu nó có gây ra các triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân hay không.
Loại bỏ khối u đòi hỏi phẫu thuật mở tim. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bằng robot hoặc sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và các mô xung quanh để làm giảm nguy cơ các khối u sẽ hình thành trở lại. Bởi vì quy trình phẫu thuật phức tạp và đòi hỏi tim phải ngưng hoạt động nên bác sĩ sẽ sử dụng một máy tim-phổi nhân tạo để đảm nhận công việc của tim và phổi trong khi phẫu thuật.
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thường là 4-5 ngày nằm viện, tổng thời gian phục hồi là 6 tuần. Nếu khối u được lấy ra bằng quy trình phẫu thuật robot hoặc xâm lấn tối thiểu thì thời gian bạn nằm viện có thể sẽ ngắn hơn, thời gian phục hồi hoàn toàn là khoảng 2-3 tuần.
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần phải siêu âm tim mỗi năm để đảm bảo rằng khối u không hình thành trở lại và không có diễn tiến mới.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khối u ở tim?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Hỗ trợ tâm lý là rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Nếu bệnh nhân bị cách ly khỏi xã hội và chán nản về tinh thần, họ có thể không phản ứng hiệu quả với thuốc, điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể các biến chứng về sức khỏe và làm giảm cơ hội lành bệnh ung thư. Các bác sĩ phải cố gắng làm cho cuộc sống của bệnh nhân trở nên thú vị hơn bằng cách khuyến khích họ tham gia các hoạt động để giúp họ năng động và khỏe mạnh; Hỗ trợ của gia đình là rất quan trọng để bệnh nhân ung thư được điều trị hiệu quả. Dùng thuốc đúng cách và thường xuyên là cách tốt nhất để công tác điều trị bệnh có hiệu quả. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, kiểm tra và theo dõi lịch trình y tế liên quan đến công tác điều trị ung thư. Họ cũng có vai trò thiết lập chế độ ăn uống và các hoạt động cần thiết khác cho bệnh nhân; Chăm sóc và xoa dịu là hình thức chủ yếu để hỗ trợ các bệnh nhân bị ung thư. Điểm chính của loại hình này là để giảm thiểu sự đau khổ của bệnh nhân bị ung thư, đây là phương pháp phù hợp cho mọi giai đoạn ung thư, dù không chắc là có thể loại bỏ được khối u ung thư.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim giãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tim bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các tiếng thổi ở tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cân bằng khẩu phần ăn DASH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh chèn ép tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chèn ép tim cấp tính - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cơ tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim hạn chế - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim phì đại - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cuồng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ghi hình tình trạng bơm máu của tim - những thông tin cần biết
- doc Bệnh hẹp van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van tim ba lá - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
- doc Đóng thông liên nhĩ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng Brugada - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy tim trái - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiểu sản tim trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trái tim tan vỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng đột tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Eisenmenger - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT kéo dài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Homocysteine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Wolff-Parkinson-White - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lỗ thông bầu dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Loạn nhịp tim
- doc Bệnh ngoại tâm thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tim mạch
- doc Tim đập nhanh
- doc Hội chứng nhịp nhanh thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim chậm
- doc Van tim
- doc Nhịp tim nhanh
- doc Nhịp tim nhanh trên thất
- doc Bệnh van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim nhanh tư thế đứng
- doc Nhồi máu cơ tim
- doc Bệnh u trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phì đại thất trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh hóa creatinin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Thiếu máu cơ tim cục bộ
- doc Sốc tim
- doc Quét canxi vành - Quy trình thực hiện
- doc Rối loạn nhịp tim
- doc Bệnh rung nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rung tâm thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sa van hai lá (bệnh van tim)
- doc Soi tươi KOH tìm nấm móng
- doc Suy tim
- doc Suy tim mất bù
- doc Suy tim sung huyết (suy tim)
- doc Bệnh thông liên thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tim
- doc Tứ chứng Fallot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tư vấn tim mạch