Suy tim mất bù

Suy tim mất bù là một hội chứng lâm sàng khi mà có sự thay đổi trong cấu trúc hoặc chức năng của tim khiến nó không hoạt động tốt. Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về căn bệnh này.

Suy tim mất bù

1. Tìm hiểu chung

Suy tim mất bù là gì?

Suy tim mất bù là một hội chứng lâm sàng khi có sự thay đổi trong cấu trúc hoặc chức năng của tim khiến nó không thể bơm hoặc chứa máu như bình thường, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng cần phải can thiệp điều trị ngay.

Suy tim cấp mất bù chiếm 80% trường hợp nhập viện ở người có bệnh suy tim mạn, 20% còn lại là trường hợp suy tim cấp mới khởi phát lần đầu.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng suy tim mất bù

Khi suy tim chuyển sang giai đoạn mất bù, các triệu chứng xảy ra dồn dập và ngày càng nặng dần. Nếu tim không thực hiện được nhiệm vụ cung cấp máu đi khắp cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau ngực, có khi choáng ngất. Các triệu chứng khác gồm:

Khó thở, ho khi hít thở gắng sức, nặng hơn vào ban đêm, nhất là khi nằm xuống Đau tức ngực Mệt mỏi Rối loạn giấc ngủ Lo âu Chán ăn Suy giảm trí nhớ Đổ mồ hôi nhiều Hạ huyết áp Nhịp tim nhanh Phù chi ấn lõm

Ở người bệnh đã lớn tuổi, hệ thống miễn dịch suy yếu có thể gây khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng trên. Do đó, nếu bạn thấy người thân có dấu hiệu chưa rõ ràng nhưng không biết do nguyên nhân gì gây ra, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng càng ngày càng rõ rệt và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân suy tim mất bù là gì?

Suy tim mất bù tiến triển từ suy tim mạn tính là tình trạng nguy hiểm nhất vì không thể điều trị thành công. Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác cũng có khả năng dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như: thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…

Một số nguyên nhân khiến tình trạng này có thể xảy ra dù người bệnh chưa bị suy tim, bao gồm:

Nhiễm trùng nặng Phù phổi cấp Nhiễm virus gây ảnh hưởng đến tim Sốc phản vệ Phẫu thuật tim phổi nhân tạo

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán suy tim mất bù?

Bác sĩ đầu tiên sẽ thăm khám sức khỏe, tìm hiểu về tiền sử bệnh kết hợp với một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Các xét nghiệm có thể được  thực hiện là:

Xét nghiệm máu Chụp X-quang Chụp CT Chụp MRI Liệu pháp thở gắng sức Siêu âm tim Đo điện tâm đồ

Những phương pháp điều trị suy tim mất bù

  • Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc trong các nhóm sau để điều trị tình trạng này:

Thuốc lợi tiểu: giúp giảm thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim và giảm bớt phù Thuốc giãn mạch: giúp hạ huyết áp, có thể dùng các thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi… Thuốc trợ tim: dùng để hỗ trợ tăng lực co bóp cho cơ tim Thuốc chống đông máu: giúp ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, do đó phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ Thuốc an thần: dùng giảm bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng ở người bệnh

  • Phẫu thuật

Khi suy tim mất bù diễn biến nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật dựa trên nguyên nhân liên quan. Các loại phẫu thuật được dùng trong điều trị tình trạng này gồm:

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Phẫu thuật van tim Cấy ghép máy khử rung tim, thiết bị hỗ trợ tâm thất Ghép tim

5. Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa suy tim mất bù?

Đối với những người đang có bệnh lý tim mạch nhưng chưa diễn tiến thành suy tim, hãy tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn.

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng giúp hạn chế tình trạng suy tim mất bù xảy ra hay giúp các biện pháp điều trị có hiệu quả hơn. Bạn nên:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng muối ăn tiêu thụ hàng ngày không quá 1,5g Không hút thuốc hoặc tập bỏ thuốc lá Luyện tập thể dục đều đặn Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống thăm khám tim mạch định kỳ

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM