Nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh là tình trạng tim đập thình thịch, nhịp bất thường trong vài giây hoặc vài phút. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh và nó có nguy hiểm không? Hãy cùng eLib tìm hiểu nhé!

Nhịp tim nhanh

1. Tìm hiểu chung

Nhịp tim nhanh là bệnh gì?

Nhịp tim nhanh là tình trạng tim đập thình thịch, rung hoặc nhịp bất thường trong vài giây hoặc vài phút. Bạn cũng có thể có cảm giác nhịp tim đập trong họng hoặc vùng cổ.

Đánh trống ngực có vẻ là tình trạng đáng báo động, nhưng trong nhiều trường hợp nó là vô hại và không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường của người khỏe mạnh là từ 60-100 nhịp/phút. Nếu tim đập trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng nguy hiểm. Lúc này bạn cần đến trung y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng nhịp tim nhanh là gì?

Khi tim đập nhanh, bạn có thể cảm giác ở tim như:

Lỗi nhịp Rung Nhịp đập quá nhanh Bơm máu khó hơn bình thường

Bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh trong họng, vùng cổ hoặc ở ngực. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra cho dù bạn đang hoạt động hay nghỉ ngơi, dù bạn đang đứng, ngồi hoặc nằm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng nào sau đây:

Khó thở Chóng mặt Đau ngực Ngất xỉu

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra nhịp tim nhanh?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tim đập nhanh. Thông thường, tim đập nhanh có liên quan đến tim hoặc các nguyên nhân chưa được biết rõ. Nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

Cảm xúc mạnh như lo âu, sợ hãi hoặc căng thẳng. Chúng thường xảy ra trong các cơn hoảng loạn. Hoạt động thể chất mạnh. Sử dụng caffeine, nicotine, rượu hoặc ma túy như cocaine và các chất kích thích. Các tình trạng sức khỏe, trong đó có bệnh tuyến giáp, đường huyết thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước. Thay đổi nội tiết tố trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Đôi khi, đánh trống ngực khi mang thai là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Sử dụng các thuốc như thuốc giảm cân, thuốc làm thông mũi, thuốc hen suyễn dạng hít và một số thuốc được sử dụng để ngăn chặn loạn nhịp (một vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim) hoặc thuốc điều trị suy giáp. Một số thảo dược và dinh dưỡng bổ sung. Nồng độ điện giải bất thường. Một số người có nhịp tim nhanh sau các bữa ăn quá nhiều tinh bột, đường hoặc chất béo. Đôi khi do ăn thực phẩm có rất nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc muối.

Nếu bạn có tim đập nhanh sau khi ăn thực phẩm nào đó, nó có thể là do sự nhạy cảm với thức ăn. Bạn nên có sổ nhật ký để giúp ghi nhớ những thức ăn cần tránh.

Nhịp tim nhanh cũng có thể liên quan đến các bệnh tim và nhiều khả năng đại diện cho loạn nhịp. Các tình trạng về tim gắn với đánh trống ngực bao gồm:

Tiền nhồi máu cơ tim Bênh động mạch vành Suy tim Các vấn đề về van tim Vấn đề về cơ tim

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhịp tim nhanh?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm cho tim đập nhanh như:

Rất căng thẳng Hay lo âu hoặc thường xuyên gặp các cơn hoảng loạn Đang mang thai Dùng thuốc có chứa chất kích thích, chẳng hạn như một số thuốc trị cảm lạnh hoặc trị hen suyễn Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) Vấn đề tại tim như rối loạn nhịp tim, khuyết tật tim hoặc nhồi máu cơ tim trước đây

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhịp tim nhanh?

Nếu bác sĩ cho rằng bạn có nhịp tim nhanh, họ sẽ nghe tim bạn bằng ống nghe. Bác sĩ cũng có thể tìm kiếm những dấu hiệu của bệnh lý nội khoa gây ra tim đập nhanh như tuyến giáp to.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

Điện tâm đồ (ECG). Trong xét nghiệm không xâm lấn này,  kĩ thuật viên sẽ đặt các điện cực trên ngực của bạn để ghi lại các xung điện phát ra theo nhịp đập của tim. Một ECG có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các bất thường trong nhịp đập và cấu trúc của tim dẫn đến nhịp tim nhanh. Xét nghiệm này có thể được thực hiện trong khi bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục (điện tâm đồ gắng sức). Theo dõi Holter. Màn hình Holter là một thiết bị di động bạn đeo trên người giúp ghi lại điện tim của bạn liên tục, thường từ 24 đến 72 giờ. Theo dõi Holter được sử dụng để phát hiện tim đập nhanh mà không tìm thấy với ECG thông thường. Ghi lại sự kiện. Nếu bạn không có rối loạn nhịp tim ngay cả  khi đeo màn hình Holter, bác sĩ có thể đề nghị một máy ghi sự kiện. Bạn đeo một máy ghi sự kiện càng lâu càng tốt trong suốt một ngày và nhấn nút trên thiết bị ghi âm được đeo ở thắt lưng của bạn để ghi lại nhịp tim khi bạn có triệu chứng. Bạn có thể phải đeo máy này trong vài tuần. Siêu âm tim. Xét nghiệm không xâm lấn này bao gồm siêu âm ngực cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim. Sóng siêu âm được truyền đi và tiếng vang của nó được ghi nhận với một thiết bị được gọi là bộ chuyển đổi bên ngoài cơ thể bạn. Một máy tính sẽ sử lý thông tin từ bộ chuyển đổi tạo ra hình ảnh động trên màn hình.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị

Trừ khi bác sĩ phát hiện ra bạn có vấn đề về tim, nhịp tim nhanh hiếm khi cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị các cách giúp bạn tránh những nguyên nhân gây hồi hộp.

Nếu nhịp tim nhanh của bạn là do có vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim, việc điều trị sẽ tập trung vào việc điều trị tình trạng này.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhịp tim nhanh?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tim đập nhanh:

Giảm căng thẳng hoặc lo âu. Hãy thử các kĩ thuật thư giãn như thiền, yoga, thở sâu hoặc sử dụng hương liệu. Tránh các chất kích thích bao gồm caffeine, nicotine. Một số thuốc trị cảm cúm và thức uống tăng năng lượng có thể làm cho tim của bạn đập nhanh hoặc bất thường. Tránh các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và chất kích thích, có thể làm tim đập nhanh.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

 

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM