Bệnh hở van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hở van hai lá (hở van 2 lá) nếu ở mức độ nặng thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim. Vậy bệnh hở van hai lá là gì? Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh hở van hai lá là gì?
Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van này mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi tâm thất bơm máu đi đến các bộ phận trong cơ thể. Khi van đóng, máu sẽ được ngăn để không chảy ngược vào lại tâm nhĩ.
Hở van hai lá (hở van 2 lá) hay suy van hai lá là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt, khiến máu chảy ngược. Nếu ở mức độ nặng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc bơm đầy đủ đến các phần còn lại của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hở van hai lá
Một số người mắc bệnh hở van hai lá có thể không phát sinh triệu chứng trong nhiều năm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tốc độ tiến triển, có thể bao gồm:
- Tiếng tim bất thường (tiếng thổi tim) khi nghe qua ống nghe ;
- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm;
- Mệt mỏi ;
- Đánh trống ngực – cảm giác nhịp tim đập nhanh, rung mạnh ;
- Phù chi dưới: bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng.
Hẹp van hai lá thường biểu hiện nhẹ và tiến triển chậm. Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh trong nhiều năm vì hẹp van hai lá có thể không tiến triển thêm. Trong trường hợp bệnh tiến triển nhanh, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng khác.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh hở van hai lá là gì?
Tim có bốn van giữ cho dòng máu chảy đúng hướng, gồm van hai lá, van ba lá, van phổi và van động mạch chủ. Mỗi van có nắp mở và đóng một lần trong mỗi nhịp tim. Đôi khi, các van này không mở hoặc đóng đúng cách, làm gián đoạn lưu lượng máu qua tim đến cơ thể.
Nguyên nhân hẹp van hai lá có thể do vấn đề bẩm sinh ở van hai lá, còn gọi là hở van hai lá nguyên phát. Ngoài ra, bệnh lý tâm thất trái có thể dẫn đến hở van hai lá thứ phát hoặc bệnh van hai lá do thấp.
Các nguyên nhân có thể gây ra hở van hai lá bao gồm:
- Tổn thương van hai lá. Đây thường là hậu quả của khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh nhồi máu cơ tim (một phần tim bị chết do không nhận đủ máu).
- Tổn thương dây chằng van hai lá. Theo thời gian, các dây chằng neo giữ nắp của van hai lá vào thành tim có thể bị giãn hoặc rách, đặc biệt là ở những người bị tổn thương van hai lá. Trong một số trường hợp, chấn thương ở ngực cũng có thể làm đứt dây chằng này.
- Sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp hay thấp tim là một biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị. Bệnh này có thể làm hỏng van hai lá, dẫn đến hở van hai lá về sau. Sốt thấp khớp là bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển.
- Viêm nội tâm mạc. Van hai lá có thể bị tổn thương do nhiễm trùng niêm mạc tim (viêm nội tâm mạc).
- Đau tim. Cơn đau tim có thể làm hỏng cơ tim hỗ trợ van hai lá, ảnh hưởng đến chức năng của van. Nếu tổn thương đủ rộng, một cơn đau tim có thể gây hở van hai lá đột ngột và nghiêm trọng.
- Bệnh cơ tim. Bệnh cơ tim là những bất thường của cơ tim. Theo thời gian, trong một số tình trạng nhất định chẳng hạn như tăng huyết áp có thể khiến tim phải hoạt động vất vả hơn, dần dần làm tâm thất trái phì đại, kéo giãn các dây chằng xung quanh van hai lá.
- Một số loại thuốc. Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể gây ra hở van hai lá, chẳng hạn như những thuốc có chứa ergotamine được dùng trong điều trị chứng đau nửa đầu và các tình trạng khác.
- Xạ trị. Trong một số ít trường hợp, xạ trị ung thư tập trung vào vùng ngực có thể dẫn đến hở van hai lá.
- Rung tâm nhĩ. Rung tâm nhĩ hay rung nhĩ là một bệnh lý về nhịp tim phổ biến. Bệnh này có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng hở van hai lá.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh hở van hai lá
Đầu tiên, bác sĩ cần kiểm tra các thông tin về tiền sử bệnh và tiền sử gia đình nếu có bệnh tim. Một số thủ thuật kiểm tra thể chất bao gồm nghe tim qua ống nghe. Hở van hai lá thường tạo ra âm thanh khi máu chảy ngược qua van hai lá (tiếng tim thổi).
Sau đó, bác sĩ có thể quyết định loại xét nghiệm cần thực hiện. Các xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán hở van hai lá bao gồm:
Siêu âm tim Điện tâm đồ (ECG) Chụp X-quang ngực Chụp cộng hưởng từ MRI tim Chụp CT tim Kiểm tra gắng sức Đặt ống thông tim
Những phương pháp điều trị bệnh hở van hai lá
Điều trị hồi phục van hai lá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Mục tiêu của điều trị là cải thiện chức năng tim và giảm thiểu các triệu chứng bệnh, tránh các biến chứng trong tương lai.
- Theo dõi bệnh. Một số người có mức độ hở van hai lá nhẹ có thể không cần điều trị ngay. Tuy nhiên, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi bệnh chặt chẽ, đánh giá thường xuyên với tần suất tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
- Dùng thuốc. Tuy hở van hai lá không thể điều trị bằng thuốc nhưng có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này gồm: Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tích tụ dịch lỏng trong phổi hoặc chân của bạn (phù chi dưới). Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, có thể sử dụng trong trường hợp bị rung tâm nhĩ. Thuốc trị tăng huyết áp. Huyết áp cao làm cho tình trạng hở van hai lá tồi tệ hơn, vì vậy người bệnh thường được kê toa thuốc này nếu bị tăng huyết áp.
- Phẫu thuật. Van hai lá bị tổn thương có thể cần phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van nhân tạo ngay cả khi người bệnh không gặp phải các triệu chứng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện kết quả. Nếu người bệnh có bệnh lý tim mạch khác cũng cần phẫu thuật, bác sĩ có thể tiến hành đồng thời với phẫu thuật hở van hai lá.
5. Biến chứng
Những biến chứng của bệnh hở van hai lá là gì?
Khi ở mức độ nhẹ, hở van hai lá thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Suy tim. Suy tim là tình trạng khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hẹp van hai lá nghiêm trọng gây thêm sức ép cho tim. Tâm thất trái trở nên phì đại và nếu không được điều trị sẽ yếu đi, dẫn đến suy tim.
- Huyết khối. Sự phì đại của tâm nhĩ trái có thể dẫn đến rung nhĩ. Tình trạng này có khả năng gây ra huyết khối (cục máu đông), dễ vỡ ra khỏi tim và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như đột quỵ nếu huyết khối chèn vào một mạch máu trong não.
- Tăng áp động mạch phổi. Nếu bệnh van hai lá không được điều trị trong thời gian dài hoặc không điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị cao huyết áp ảnh hưởng đến các mạch trong phổi (tăng huyết áp phổi).
6. Phòng ngừa
Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hở van hai lá
Ngoài các phương pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh bằng những cách sau:
- Kiểm soát huyết áp. Giữ huyết áp ổn định là bước quan trọng khi người bệnh phải chung sống với các bệnh tim mạch như hở van hai lá.
- Chọn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Thực phẩm không ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh hở van hai lá nhưng chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim khác vốn có thể làm suy yếu cơ tim. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường, muối và ngũ cốc tinh chế (như trong bánh mì trắng). Thay vào đó, hãy ăn nhiều loại rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá và các loại hạt. Duy trì cân nặng lành mạnh. Người bệnh nên kiểm soát trọng lượng theo khuyến nghị từ bác sĩ.
- Ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nếu đã thay van tim, người bệnh có thể nên dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) trước khi thực hiện một số thủ thuật y khoa có xâm lấn.
- Ngừng uống rượu. Tiêu thụ các chất có cồn có thể gây rối loạn nhịp tim cũng như gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Lạm dụng bia rượu cũng có thể gây ra bệnh cơ tim.
- Tránh thuốc lá. Thuốc lá khiến quá trình hồi phục chậm hơn bên cạnh nhiều tác hại xấu khác đến sức khỏe.
- Hoạt động thể chất phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, người bệnh nên điều chỉnh cường độ tập luyện, đặc biệt là nếu có tham gia các môn thể thao mang tính chất cạnh tranh, đối kháng.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Ghi chép những thay đổi trong các triệu chứng bệnh và báo cáo đầy đủ với bác sĩ tim mạch để can thiệp kịp thời khi cần thiết.
- Tham vấn ý kiến bác sĩ nếu có dự định mang thai. Mang thai khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Nếu đang mang thai, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh của mình từ trong thai kỳ cho đến sau sinh.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hở van hai lá, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim giãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tim bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các tiếng thổi ở tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cân bằng khẩu phần ăn DASH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh chèn ép tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chèn ép tim cấp tính - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cơ tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim hạn chế - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim phì đại - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cuồng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ghi hình tình trạng bơm máu của tim - những thông tin cần biết
- doc Bệnh hẹp van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van tim ba lá - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
- doc Đóng thông liên nhĩ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng Brugada - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy tim trái - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiểu sản tim trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trái tim tan vỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng đột tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Eisenmenger - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT kéo dài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Homocysteine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u tim
- doc Bệnh Wolff-Parkinson-White - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lỗ thông bầu dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Loạn nhịp tim
- doc Bệnh ngoại tâm thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tim mạch
- doc Tim đập nhanh
- doc Hội chứng nhịp nhanh thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim chậm
- doc Van tim
- doc Nhịp tim nhanh
- doc Nhịp tim nhanh trên thất
- doc Bệnh van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim nhanh tư thế đứng
- doc Nhồi máu cơ tim
- doc Bệnh u trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phì đại thất trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh hóa creatinin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Thiếu máu cơ tim cục bộ
- doc Sốc tim
- doc Quét canxi vành - Quy trình thực hiện
- doc Rối loạn nhịp tim
- doc Bệnh rung nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rung tâm thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sa van hai lá (bệnh van tim)
- doc Soi tươi KOH tìm nấm móng
- doc Suy tim
- doc Suy tim mất bù
- doc Suy tim sung huyết (suy tim)
- doc Bệnh thông liên thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tim
- doc Tứ chứng Fallot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tư vấn tim mạch