Bệnh viêm da cơ địa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa do hệ miễn dịch hoạt động quá mức, khiến da đỏ và ngứa, đặc biệt là vùng da ở mặt, mặt trước khuỷu tay và mặt sau đầu gối. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Bệnh viêm da cơ địa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm da cơ địa (eczema) là một tình trạng da phổ biến do miễn dịch hoạt động quá mức gây ra. Tình trạng này sẽ khiến làn da đỏ và ngứa, đặc biệt là vùng da ở mặt, mặt trước khuỷu tay và mặt sau đầu gối. Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ em.

2. Triệu chứng viêm da cơ địa

Một số triệu chứng viêm da cơ địa phổ biến gồm:

  • Ngứa từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Những mảng màu từ đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, mặt trong khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ em, các mảng màu này xuất hiện ở mặt và da đầu. Những vết sưng nhỏ có thể rỉ dịch nếu bị trầy xước ;
  • Da dày, khô, nứt và bong vảy;
  • Da sần sùi, nhạy cảm và sưng do trầy xước.

Bạn cũng có thể mắc các triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác không thoải mái (mất ngủ hoặc không thể tập trung làm các công việc hàng ngày) ;
  • Đau ở một vùng da ;
  • Nhiễm trùng da (da có màu đỏ, mủ và vảy vàng);
  • Tình trạng da không hiệu quả dù bạn đã tự điều trị;
  • Tình trạng da gây ra các triệu chứng không phổ biến ở mắt hoặc thị lực.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

3. Nguyên nhân

Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Bệnh có khả năng liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố sau:

  • Da khô và dễ bị kích ứng: điều này làm làn da không còn là một rào cản hiệu quả.
  • Một biến thể gene ảnh hưởng đến chức năng rào cản da.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Vi khuẩn, chẳng hạn như Staphylococcus aureus trên da tạo ra một lớp màng ngăn chặn các tuyến mồ hôi.
  • Điều kiện môi trường.

4. Nguy cơ mắc phải

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa như:

  • Bệnh sử cá nhân hoặc gia đình mắc viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễnviêm mũi dị ứng.
  • Người có nghề nghiệp là nhân viên y tế, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tình trạng viêm da.
  • Sống ở thành phố.
  • Người Mỹ gốc Phi.
  • Trẻ nhỏ được đi nhà trẻ.
  • Trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa?

Thực tế, không có một xét nghiệm cụ thể cho bệnh viêm da cơ địa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng này bằng cách kiểm tra da và bệnh sử của bạn. Đôi khi các xét nghiệm khác, như xét nghiệm Patch test (xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng), sẽ giúp bác sĩ loại trừ các tình trạng về da khác cũng như xác định các vấn đề sức khỏe đi kèm bệnh viêm da cơ địa.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa?

Thực tế, không có cách điều trị cụ thể cho viêm da cơ địa. Một số thuốc có thể giúp giảm khó chịu do triệu chứng gây ra như:

  • Kem kiểm soát ngứa và viêm.
  • Các loại kem giúp phục hồi da, bao gồm các chất ức chế calcineurin như tacrolimus và pimecrolimus.
  • Thuốc chống nhiễm trùng.
  • Thuốc chống ngứa dạng uống.
  • Thuốc uống hoặc tiêm giúp kiểm soát viêm.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Một số thói quen sau đây có thể giúp bạn kiểm soát viêm da cơ địa:

  • Dưỡng ẩm cho làn da ít nhất hai lần một ngày.
  • Tránh gãi vì sẽ làm trầy xước da.
  • Dùng băng ẩm và mát để che vết thương rỉ dịch.
  • Tắm nước ấm.
  • Chọn xà phòng nhẹ không có thuốc nhuộm hoặc nước hoa.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Mặc quần áo cotton thoáng mát, có kết cấu mịn.
  • Kiểm soát stress và lo lắng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Viêm da cơ địa, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM