Bệnh ngứa hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ngứa hậu môn ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Những phương pháp nào để điều trị ngứa hậu môn? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh ngứa hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Ngứa hậu môn là bệnh gì?

Ngứa hậu môn là bệnh lý xảy ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng triệu chứng chung là người bệnh thường bị ngứa hoặc nóng ran vùng hậu môn hoặc vùng da xung quanh. Việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, nhưng bệnh có thể tái phát.

Những ai thường bị ngứa hậu môn?

Ngứa hậu môn là một căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở cả nam và nữ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những triệu chứng và dấu hiệu ngứa hậu môn là gì?

Những triệu chứng ngứa hậu môn bao gồm:

Ngứa, mẫn đỏ ở vùng da xung quanh hậu môn; Trầy xước da do cào gãi; Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều hơn về đêm; Vùng da bị tổn thương có thể bị nhiễm khuẩn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thông thường, những người bị ngứa hậu môn không cần đến các phương pháp điều trị y tế. Tuy nhiên, người bệnh cần gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

Sốt cao; Ngứa hậu môn kéo dài từ 1 đến 2 tháng; Chảy máu hoặc có dịch tiết ra từ hậu môn.

3. Nguyên nhân gây ngứa hậu môn

Nguyên nhân gây ra ngứa hậu môn là gì?

Nguyên nhân cụ thể gây ngứa hậu môn vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bệnh có thể do các nguyên nhân sau:

Thông thường, bệnh nhân ngứa hậu môn do nhiễm trùng men, nhiễm khuẩn herpes, siêu vi papilon ở người (HPV, gây ra mụn ở bộ phận sinh dục), giun kim, ve (gây bệnh ghẻ) và chấy rận. Những bệnh về da, như viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến và viêm da ở đầu (seborrheic dermatitis), có thể có giai đoạn đầu là ngứa hậu môn. Xà phòng, thuốc ngừa thai, giấy vệ sinh có mùi thơm, chất xịt khử mùi, và chất thụt rửa có thể gây chứng viêm da tiếp xúc gây ngứa. Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy mãn tính cũng có thể bị ngứa hậu môn. Các bệnh về trực tràng, như trĩ, sa trực tràng cũng là tác nhân gây ngứa hậu môn. Phụ nữ ở thời kỳ gần hay sau mãn kinh đều có thể bị ngứa hậu môn do tiết dịch âm đạo hay nồng độ estrogen thấp.

4. Nguy cơ bị ngứa hậu môn

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ngứa hậu môn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa hậu môn bao gồm:

Kích ứng da: tiếp xúc với bề mặt ma sát và độ ẩm cao có thể gây kích ứng da ở vùng hậu môn. Một số sản phẩm chứa chất gây kích ứng da bao gồm nước hoa, xà phòng, khăn giấy, … Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này nếu cảm thấy có dấu hiệu ngứa ở vùng hậu môn. Các vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra ngứa hậu môn. Bệnh trĩ: Trĩ là các tĩnh mạch bị ứ máu nằm ở dưới màng bao quanh phần thấp nhất của hậu môn và trực tràng. Trĩ có thể là hậu quả của bệnh táo bón. Bệnh ngứa hậu môn có thể là triệu chứng của trĩ. Sự nhiễm trùng: có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng khác nhau, bao gồm: Bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ qua đường hậu môn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Ở trẻ em, ký sinh trùng gây ra giun kim có thể làm cho bệnh ngứa hậu môn kéo dài. Các loại ký sinh trùng khác có thể gây ra bệnh ngứa tương tự. Nhiễm khuẩn men, thường xuất hiện ở phụ nữ, cũng có thể gây ngứa hậu môn. Các bệnh về da: thỉnh thoảng, bệnh ngứa hậu môn là hậu quả của một chứng bệnh về da, như vẩy nến hoặc viêm da tiếp xúc. Khối u ở hậu môn: các khối u lành tính hoặc ung thư ở vùng quanh hậu môn có thể là nguyên nhân gây ngứa hậu môn.

5. Điều trị ngứa hậu môn

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngứa hậu môn?

Để điều trị ngứa hậu môn, chủ yếu bạn phải tự chăm sóc và tránh tiếp xúc những vật có thể gây ngứa. Bạn phải giữ khu vực hậu môn sạch sẽ, khô và mát.

Ngứa hậu môn bôi thuốc gì?

Bạn có thể sử dụng thuốc bôi hay kem hydrocortisone để kiểm soát ngứa. Thông thường, bạn sử dụng thuốc 3 lần/ ngày, xoa nhẹ đến khi thuốc tan. Không nên sử dụng hydrocortisone quá 5 ngày vì nó có thể dẫn đến kích ứng và tổn hại da.

Nếu thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể kê một loại thuốc mạnh hơn như topical cortisone.

Men, mụn giộp, mụn ở bộ phận sinh dục, ghẻ, và nhiễm giun kim và rận chấy phải được điều trị đúng thuốc. Các bệnh ở trực tràng có thể cần những phương pháp chữa trị khác.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngứa hậu môn?

Bác sĩ sẽ chuẩn đoán dựa vào triệu chứng và khám trực tràng vùng da xung quanh hậu môn. Đôi khi cần xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm nấm gây bệnh. Việc kiểm tra dưới kính hiển vi có thể được tiến hành để tìm trứng giun kim hay ve ở trong da.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt cho người bị ngứa hậu môn

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngứa hậu môn?

Bệnh ngứa hậu môn hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu bạn:

Giữ hậu môn sạch, thoáng và khô; Dùng xà phòng nguyên chất, không chất tạo mùi; Vệ sinh vùng hậu môn bằng khăn ẩm không mùi hay khăn cotton sau khi đi vệ sinh; Mặc đồ thoải mái và đồ lót cotton thay vì mặc đồ bằng sợi tổng hợp; Đến gặp bác sĩ ngay nếu khu vực hậu môn có dấu hiệu nhiễm trùng.

Với một số thông tin trên đây về bệnh ngứa hẫu môn, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh!

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM