Ung thư Kaposi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư Kaposi hay còn gọi là Sacorma Kaposi, là bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh được gây ra do các khối u phát triển bất thường dưới da, trong niêm mạc miệng, mũi và cổ họng hoặc ở các cơ quan khác. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Ung thư Kaposi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi) là bệnh gì?

Ung thư Kaposi, hay còn gọi là Sacorma Kaposi, là bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh được gây ra do các khối u phát triển bất thường dưới da, trong niêm mạc miệng, mũi và cổ họng hoặc ở các cơ quan khác. Các khối u thường có màu đỏ hoặc tím và có thể gây đau. Nếu ung thư lan đến đường tiêu hóa hoặc phổi có thể dẫn đến chảy máu. Các khối u phổi có thể làm cho việc thở khó khăn.

Có bốn loại ung thư Kaposi: cổ điển, châu Phi, ức chế miễn dịch và liên quan đến suy giảm miễn dịch.

Những ai thường mắc phải ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)?

Ung thư Kaposi cổ điển thường phổ biến hơn ở những người đàn ông Do Thái và Địa Trung Hải. Hầu hết những người mắc bệnh sống được hơn 10 năm và chết vì một số bệnh lý khác. Ung thư Kaposi châu Phi thường xảy ra ở những người đàn ông da đen trẻ tuổi ở châu Phi.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi) là gì?

Các triệu chứng thông thường của ung thư Kaposi là phát ban dưới dạng những đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím, thường thấy trên cẳng chân. Ung thư kaposi cũng có thể được tìm thấy trên mũi và mặt. Nó có thể lây lan sang các hạch bạch huyết, dạ dày và phổi. Nếu bệnh lan đến dạ dày, bạn có thể bị chảy máu hoặc đau bụng. Nếu bệnh lan đến phổi, bạn có thể bị khó thở.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ cho bác sĩ nếu bạn tìm thấy một tổn thương đổi màu trên mặt, mũi, hoặc cẳng chân. Nếu bạn bị sốt, sụt cân, cảm thấy đau, khó thở, nôn ra máu hoặc các hạch bạch huyết bị sưng lên, nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi) là gì?

Nguyên nhân gây ra Sacorma Kaposi chủ yếu là do virus herpes (HHV-8). Virus này có thể truyền nhiễm cho những người khác qua đường tình dục và qua tiếp xúc mang không tình dục như người mẹ sang con (thường gặp ở các nước châu Phi).

Loại ung thư Kaposi liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) chủ yếu được phát hiện ở những người ghép thận. Trong ghép tạng, các loại thuốc mạnh được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn chặn thải ghép thận. Đây là loại ung thư Kaposi có thể diễn tiến chậm và không hoạt động hay tiến triển nhanh.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị Sacorma Kaposi bao gồm:

Giới tính: nam giới có nguy cơ bị ung thư Kaposi cao hơn nữ giới; Nhiễm Human herpesvirus 8 (HHV-8): nếu bạn bị nhiễm loại virus này, bạn có nguy cơ bị ung thư Kaposi. Đa số ca nhiễm HHV-8 không phát triển ung thư Kaposi. Ung thư chỉ xuất hiện ở người vừa nhiễm HHV-8 và có hệ miễn dịch kém; Suy giảm miễn dịch: nếu bạn bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm HIV/AIDS hoặc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch do cấy ghép nội tang, bạn có nguy cơ cao bị ung thư Kaposi; Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV hoặc nhiễm HHV-8. Quan hệ đồng tính nam có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn;

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị Ung thư Kapos (Sacorma Kaposi)?

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và lây lan của bệnh. Theo dõi tình trạng bệnh, điều trị hỗ trợ, xạ trị và hóa trị liệu là những phương pháp thường được sử dụng.

Đối với các loại ung thư Sacorma Kaposi cổ điển, châu Phi và ung thư Kaposi ức chế miễn dịch chỉ cần quan sát và theo dõi dần để xem các triệu chứng hoặc phẫu thuật để khắc phục vấn đề về da. Xạ trị có hiệu quả cho những tổn thương trên da. Các biến chứng của xạ trị là khô, đỏ, ngứa da.

Hóa trị có thể được đưa trực tiếp vào các cơ quan bị tổn thương hoặc tiêm thuốc thẳng vào tĩnh mạch, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn. Tác dụng phụ của hóa trị liệu là buồn nôn, nôn, rụng tóc, dễ bị bầm tím và chảy máu và nhiễm trùng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi) dựa trên tiền sử bệnh và khám thực thể, nhưng cách duy nhất để chẩn đoán nó là làm sinh thiết. Khi sinh thiết bác sĩ sẽ dùng một mẩu mô nhỏ để kiểm tra bằng kính hiển vi. Có thể phải xét nghiệm máu để loại trừ nhiễm HIV.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư Kaposi:

Tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn; Quan hệ tình dục an toàn; Bạn cần phải điều trị và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vì ung thư Kaposi có nhiều loại khác nhau; mỗi loại ảnh hưởng đến cơ thể một cách khác nhau và có phương pháp điều trị khác nhau.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh ung thư Kaposi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM