Vết ong chích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hầu hết các trường hợp bị ong chích chỉ gây khó chịu và sơ cứu tại nhà là đủ để làm dịu đau ở vết chích. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng và cách điều trị hiệu quả của vết ong chích, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Vết ong chích là gì?
Hầu hết các trường hợp bị ong chích chỉ gây khó chịu và sơ cứu tại nhà là đủ để làm dịu đau ở vết chích. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng do ong chích hoặc bị ong chích nhiều lần, cơ thể bạn sẽ có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ong chích?
Ong chích có thể gây ra các phản ứng khác nhau, từ đau tạm thời và khó chịu đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Không phải tất cả các lần bị ong chích bạn đều có các phản ứng dị ứng.
Phản ứng nhẹ
Các triệu chứng do ong chích thường nhẹ như:
- Ngay lập tức có cảm giác đau bỏng rát tại vết chích ;
- Xuất hiện một lằn đỏ xung quanh vết chích;
- Sưng tấy nhẹ xung quanh vết chích. Cơn sưng và đau hầu như biến mất trong vòng một vài giờ.
Phản ứng trung bình
Một số người bị ong hoặc côn trùng khác đốt có phản ứng mạnh hơn, với những dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đỏ rực ở vết chích;
- Sưng tấy ở vết chích và lan rộng hơn sau 1-2 ngày.
Các phản ứng trung bình thường hết trong khoảng từ 5-10 ngày. Một số người xuất hiện các phản ứng giống nhau mỗi khi bị ong chích. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị và phòng ngừa, đặc biệt là nếu các phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn mỗi lần bị chích.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) do ong chích có khả năng đe dọa đến tính mạng của bạn và cần phải điều trị cấp cứu. Tỉ lệ những người bị ong hoặc côn trùng khác cắn nhanh chóng xuất hiện sốc phản vệ là rất nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
- Phản ứng ở da, bao gồm phát ban, ngứa và da ửng đỏ hoặc tái nhợt;
- Khó thở ;
- Cổ họng và lưỡi sưng phồng ;
- Mạch đập nhanh và yếu;
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy;
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu ;
- Mất ý thức.
Khoảng 30-60% những người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng do ong đốt có nguy cơ bị sốc phản vệ trong những lần bị ong chích sau này. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng về các biện pháp phòng ngừa như liệu pháp miễn dịch ( “chích ngừa dị ứng”) để tránh các phản ứng tương tự trong trường hợp bạn bị ong hay côn trùng đốt sau này.
Nhiều ong chích
Nói chung, các loại côn trùng như ong và ong vò vẽ không hung dữ và chỉ chích để tự vệ. Hầu hết các trường hợp, chỉ có một hoặc vài vết đốt. Tuy nhiên một số trường hợp, do phá tổ ong hoặc bầy ong nên người đó bị rất nhiều vết đốt. Một số loại ong – như ong mật Africanized – có xu hướng tụ lại thành bầy và đốt theo bầy hơn các loài khác.
Nếu bạn bị hơn một chục vết đốt, nọc độc của ong được tích tụ có thể gây ra phản ứng độc hại và làm cho bạn cảm thấy khá mệt. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy;
- Nhức đầu;
- Cảm giác quay cuồng (hoa mắt);
- Co giật ;
- Sốt ;
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nhiều vết đốt ở trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về tim hoặc hô hấp có thể cần cấp cứu ngay.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp ong chích không cần gặp bác sĩ. Trong những trường hợp nặng hơn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.
Bạn nên đến bệnh viện nếu gặp phản ứng nghiêm trọng do ong đốt, thậm chí chỉ có một hoặc hai dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ.
Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu bạn bị đàn ong vây đốt hoặc có nhiều vết đốt
Bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu:
Các triệu chứng do ong đốt không hết trong vòng một vài ngày Bạn đã từng có các triệu chứng của phản ứng dị ứng do ong đốt.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây vết ong chích?
Khi đốt, ong đâm ngòi có ngạnh vào da. Ong chích nọc độc có chứa các protein ảnh hưởng đến các tế bào da và hệ thống miễn dịch, gây đau và sưng xung quanh vết chích. Ở những người bị dị ứng ong chích, nọc độc có thể kích hoạt một phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.
4. Nguy cơ mắc phải
Mức độ phổ biến của ong chích?
Ong chích là hiện tượng rất phổ biến. Nó có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ong chích?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bị ong chích như:
- Bạn đang sống trong khu vực ong hoạt động mạnh hoặc có các tổ ong lân cận;
- Bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời do yếu tố công việc hay sở thích.
Bạn có nhiều nguy cơ bị phản ứng dị ứng do ong chích nếu đã bị phản ứng dị ứng do ong đốt trước đây, thậm chí là bị nhẹ.
Người lớn thường có phản ứng dị ứng nặng hơn so với trẻ em và có nhiều khả năng tử vong do sốc phản vệ hơn trẻ em.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vết ong chích?
Nếu đã từng có phản ứng do bị ong chích, bạn có thể bị dị ứng với nọc độc của ong, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc cả hai xét nghiệm sau:
Kiểm tra da. Trong thử nghiệm da, một lượng nhỏ chiết xuất từ chất gây dị ứng (trong trường hợp này là nọc độc của ong) được tiêm vào da vùng cánh tay hoặc lưng trên. Thử nghiệm này an toàn và không gây phản ứng nghiêm trọng. Nếu bạn bị dị ứng với ong chích, bạn sẽ có một vết sưng tấy trên da tại chỗ tiêm. Xét nghiệm máu tìm phản ứng dị ứng. Xét nghiệm máu có thể đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với nọc độc của ong bằng cách đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu của bạn. Một mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm y tế, để kiểm tra bằng chứng về độ nhạy cảm với các yếu tố có thể gây dị ứng.
Kiểm tra da dị ứng và xét nghiệm máu dị ứng thường được sử dụng cùng nhau để chẩn đoán dị ứng do côn trùng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra bạn có bị dị ứng với ong vằn vàng, ong bắp cày và ong vò vẽ, chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng tương tự.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ong chích?
Hầu hết các vết côn trùng đốt đối với người không bị dị ứng chỉ cần chăm sóc sơ cứu tại nhà là đủ. Bạn có thể tránh bị côn trùng đốt bằng cách mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thuốc chống côn trùng và tránh xa khu vực có nhiều côn trùng.
Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện khi người bị dị ứng do côn trùng cắn:
Lấy ngòi đốt ra ngay lập tức. Một số chuyên gia khuyên dùng miếng thẻ như thẻ tín dụng cạo ngòi đốt ra. Áp lạnh vết chích có thể làm nhẹ sưng đau. Chườm đá trong 20 phút mỗi giờ nếu cần. Quấn đá lạnh trong một chiếc khăn hoặc để một miếng vải giữa đá và da để tránh cho da bị bỏng lạnh. Uống kháng histamin như diphenhydramine (Benadryl®) hoặc nonsedating như loratadin (Claritin®) sẽ giúp giảm ngứa và sưng. Uống acetaminophen (Tylenol®) hay ibuprofen (Motrin®) để giảm đau khi cần. Rửa vết chích bằng xà phòng và nước. Bôi kem hydrocortisone lên vết đốt giúp giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy.
Nếu đã tiêm phòng uốn ván trên 10 năm, bạn nên đi tiêm nhắc lại trong vòng vài ngày.
Hầu hết vết đốt do côn trùng không cần phải đến bệnh viện để đc điều trị.
Nếu bạn bị dị ứng, đặc biệt đã có một phản ứng dị ứng dữ dội trong quá khứ do ong hay ong vò vẽ đốt, tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Bạn nên uống thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl®) hoặc nonsedating như loratadin (Claritin®) càng sớm càng tốt. Nếu bạn đã dùng epinephrine toa kê để chống sốc phản vệ, luôn mang theo người và sử dụng theo hướng dẫn.
Điều trị nội khoa cho ong chích
Nếu bạn có một vết đốt duy nhất và không có triệu chứng dị ứng, bạn chỉ cần chăm sóc vết thương tại chỗ như làm sạch và bôi mỡ kháng sinh. Loại bỏ hoàn toàn ngòi đốt. Bạn có thể uống thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Bác sĩ có thể kê toa ibuprofen (Motrin®) hay acetaminophen (Tylenol®) để giảm đau. Nếu tiêm chủng uốn ván của bạn không còn hiệu lực, bạn sẽ nhận được một liều nhắc lại.
Với các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mẩn và ngứa toàn thân, nhưng không có vấn đề về hơi thở hoặc các dấu hiệu quan trọng khác, bạn có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin. Bác sĩ cũng có thể chỉ định steroid. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần tiêm epinephrine (adrenaline). Nếu tình trạng của bạn tốt, bạn có thể được về nhà sau khi được theo dõi ở khoa cấp cứu.
Nếu bạn có một phản ứng dị ứng vừa phải như phát ban khắp cơ thể và một số vấn đề về nhẹ về hơi thở, bạn có khả năng được tiêm thuốc kháng histamine, steroid và epinephrine. Bạn có thể được theo dõi trong một thời gian dài tại khoa cấp cứu.
Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như huyết áp thấp, sưng phù làm ngăn không khí đi vào phổi hoặc các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác đe dọa đến tính mạng, bạn cần được cấp cứu. Điều trị có thể phải mở khí quản ngay. Bạn có thể được tiêm thuốc kháng histamine, steroid và epinephrine. Dịch truyền tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng. Bạn sẽ được theo dõi liên tục trong khoa cấp cứu và có khả năng phải nhập viện – khoa chăm sóc đặc biệt.
Với nhiều vết đốt – hơn 10 hoặc 20 – nhưng không có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bạn vẫn cần được theo dõi kéo dài trong khoa cấp cứu. Vào thời điểm đó, bác sĩ có thể yêu cầu nhiều xét nghiệm máu.
Nếu bị đốt trong miệng hoặc cổ họng, bạn có thể được theo dõi lâu hơn trong khoa cấp cứu hoặc cần chăm sóc đặc biệt nếu biến chứng xảy ra.
Nếu bạn bị ong cắn vào nhãn cầu, bạn có thể cần bác sĩ nhãn khoa khám và kiểm tra.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ong chích ?
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ong chích:
Hãy cẩn thận khi uống đồ ngọt ở ngoài. Ly hay cốc miệng rộng có thể là lựa chọn tốt vì bạn có thể nhìn thấy nếu có ong hay côn trùng trong đó. Kiểm tra lon và ống hút trước khi uống. Buộc chặt hộp đựng thức ăn và túi rác. Dọn sạch rác, trái cây rơi, phân chó hay động vật khác (ruồi có thể thu hút ong vò vẽ). Mang giày bít ngón khi đi bộ bên ngoài. Không mặc màu sắc tươi sáng hoặc in hoa sặc sỡ vì dễ thu hút ong. Không mặc quần áo rộng do có thể tạo bẫy cho ong chui vào giữa lớp vải và da của bạn. Khi lái xe, bạn hãy đóng cửa sổ lại Hãy cẩn thận khi cắt cỏ hoặc cắt tỉa cây cối, các hoạt động này có thể khuấy động côn trùng và ong ở trong tổ. Nhờ chuyên gia dỡ bỏ tổ ong và tổ côn trùng gần nơi bạn ở.
Những điều bạn cần làm khi tiếp xúc với ong:
Nếu một vài con ong đang bay xung quanh bạn, hãy bình tĩnh và từ từ bước ra khỏi khu vực đó. Đập đánh con côn trùng có thể làm nó chích bạn. Nếu một con ong hay ong vò vẽ đốt bạn, hoặc nhiều côn trùng bắt đầu bay vòng quanh, bạn hãy che miệng, mũi và nhanh chóng rời khỏi khu vực đó. Khi ong chích, nó giải phóng một hóa chất thu hút các con ong khác tới. Nếu có thể, bạn chạy vào tòa nhà hay đóng kín cửa xe.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vết ong chích, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh thủy đậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nám da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gai đen - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang lông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vảy phấn hồng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bọ chét cắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bọ ve cắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bọng nước Pemphigoid - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chăm sóc da thẩm mỹ - Những điều cần biết
- doc Bệnh chốc đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chốc lở - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chốc mép - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng tăng sắc tố da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh côn trùng đốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh da có bọng nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng da khô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh da liễu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng da mỏng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh da nổi bóng nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh da sần vỏ cam - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh da vẽ nổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dày sừng ánh sáng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gàu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ghẻ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giộp môi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hắc lào - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hậu bối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hiện tượng Koebner trong bệnh vảy nến - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Stevens-Johnson - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Sweet - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lang ben - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Lyell - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng xanh tím da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hồng ban di chuyển hoại tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét do tì đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm nang lông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lông mọc ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mô tế bào - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hồng ban đa dạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hồng ban nút - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng xơ cứng bì - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Lão hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Lão hóa da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn thịt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mụn thịt dư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Vết thương hở - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Vết rạn da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Vết nhện cắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Vết động vật cắn - Thông tin cần biết
- doc Vết chai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Vết cắn và đốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Vết bớt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vảy phấn hồng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Lichen nitidus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lichen xơ hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mụn cóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mụn nhọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vảy nến - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ngứa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ngứa da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ngứa hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ung thư Kaposi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư da hắc sắc tố - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lupus ban đỏ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm quầng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mề đay lạnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn đầu đen - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nốt ruồi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phát ban - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phát ban trên da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh morgellons - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh morphea - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn cóc ở bàn chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn giộp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn rộp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mụn trứng cá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm bẹn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nám da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm da đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm móng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm móng chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm nông ở chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nâng chân mày - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da tiết bã - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da tiếp xúc - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da mụn giộp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da mủ hoại thư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da đầu chi – ruột: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da do ánh nắng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tổ đỉa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da cơ địa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng vết thương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vảy nến da đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vảy cá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Những phương pháp chăm sóc da phòng tránh mụn trứng cá
- doc Hội chứng nổi mề đay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phù mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rụng tóc từng mảng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sởi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thẩm mỹ không phẫu thuật - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh rệp cắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rộp da
- doc Hội chứng rosacea - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi tươi KOH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tàn nhang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tổ hợp Carney - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Trầy xước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt (bệnh Sarcoidosis) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u hạt vòng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mềm lây - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang bã nhờn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang biểu bì - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị