Bệnh vảy phấn hồng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh vảy phấn hồng là một loại phát ban thông thường. Đốm phát ban có hình tròn hoặc bầu dục với đường kính khoảng 2,5-5 cm và thường xuất hiện ở ngực, bụng hoặc lưng. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.

Bệnh vảy phấn hồng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Bệnh vảy phấn hồng là một loại phát ban thông thường. Đốm phát ban có hình tròn hoặc bầu dục với đường kính khoảng 2,5-5 cm và thường xuất hiện ở ngực, bụng hoặc lưng. Đốm thường có màu đỏ, hồng nhạt và có vảy xung quanh. Các đốm này sẽ biến mất sau 2-8 tuần mà không để lại sẹo nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng là gì?

Hầu hết các bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể nổi mẩn, hơi ngứa ở vùng nhiễm. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm mệt mỏi, sốt, nhức đầu và đau cổ họng. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ biến mất khi phát ban bắt đầu xuất hiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng kéo dài và không suy giảm, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh vảy phấn hồng?

Vảy phấn hồng có xu hướng xảy ra vào mùa thu hoặc mùa xuân. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này. Có nhiều bằng chứng cho rằng bệnh có thể do virus, đặc biệt là virus herpes gây ra. Tuy nhiên, virus herpes này không phải là loại virus gây ra bệnh herpes sinh dục.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh vảy phấn hồng?

Vảy phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể ảnh hưởng bệnh nhân từ 10-35 tuổi và nam giới thường dễ mắc vảy phấn hồng hơn. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng?

Giống với nguyên nhân, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, trẻ em có xu hướng dễ mắc bệnh này hơn người lớn. Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

5. Điều trị hiệu quảgiang mai

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đảm bảo rằng bạn không có triệu chứng của các bệnh khác (như giang mai). Ngoài ra, bạn cũng cần làm sinh thiết da để khẳng định chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh vảy phấn hồng?

Nếu có những triệu chứng nhẹ, bạn có thể không cần điều trị vì bệnh thường sẽ tự hết sau 2-8 tuần. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định kem bôi như hydrocortisone để làm dịu các kích ứng. Bạn có thể sử dụng thuốc histamine để giảm ngứa. Ngoài ra, vệ sinh cơ thể hằng ngày, kì cọ da nhẹ nhàng khi tắm, phơi nắng vừa phải (tốt nhất vào buổi sáng) hoặc sử dụng các liệu pháp ánh sáng khác cũng làm giảm phát ban.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh vảy phấn hồng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng thuốc không có trong toa hoặc bỏ thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép; Tái khám để kiểm soát các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh vảy phấn hồng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM