Bệnh hồng ban đa dạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng da có thể bị kích hoạt do nhiễm trùng hoặc thuốc. Bệnh thường nhẹ và biến mất trong một vài tuần. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh hồng ban đa dạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hồng ban đa dạng là bệnh gì?

Bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng da có thể bị kích hoạt do nhiễm trùng hoặc thuốc. Nó thường nhẹ và biến mất trong một vài tuần.

Tuy nhiên, cũng có một dạng hồng ban đa dạng hiếm gặp và nghiêm trọng ảnh hưởng đến miệng, bộ phận sinh dục, mắt và có thể đe dọa tính mạng. Loại này được gọi là hồng ban đa dạng nguy hiểm.

Những ai thường mắc bệnh hồng ban đa dạng?

Hồng ban đa dạng chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn dưới 40 tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh hồng ban đa dạng là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh hồng ban đa dạng là:

Sốt; Cảm giác ốm mệt; Ngứa da; Đau khớp; Nhiều tổn thương trên da: Bắt đầu một cách nhanh chóng và có thể trở lại; Có thể lây lan; Có thể xuất hiện như một nốt mẩn đỏ hoặc mảng và có thể trông giống như tổ ong Vùng trung tâm đau bao quanh bởi vòng màu đỏ nhạt, còn được gọi là “tiêu điểm”, “mống mắt” hoặc “mắt bò”; Có thể có mụn nước và các mụn phồng rộp có kích cỡ khác nhau (túi mọng) ; Nằm ở phần trên cơ thể, chân, cánh tay, lòng bàn tay, bàn tay hoặc bàn chân; Có thể mọc ở mặt hoặc môi; Thường có cả hai bên (đối xứng).

Các triệu chứng hồng ban đa dạng khác có thể bao gồm:

Mắt đỏ ngầu; Mắt khô; Mắt rát, ngứa và chảy dịch; Mắt đau; Miệng lở loét; Các vấn đề về thị lực.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con bạn có thể mắc bệnh hồng ban đa dạng.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh này chỉ bằng cách khám các nốt phát ban, nhưng họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia về da (bác sĩ da liễu) nếu họ không chắc chắn.

Nếu nghi ngờ hồng ban đa dạng nặng hoặc hội chứng Stevens-Johnson, bạn sẽ được chuyển đến bệnh viện ngay lập tức vì những tình trạng này có thể nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh hồng ban đa dạng?

Nguyên nhân gây bệnh hồng ban đa dạng thường không rõ ràng, nhưng một số trường hợp là hậu quả của phản ứng với nhiễm trùng hoặc thuốc.

Tình trạng này không truyền từ người sang người.

Nhiễm trùng

Hầu hết các trường hợp đều do nhiễm virus – thường là virus herpes simplex (loét miệng). Virus này thường không hoạt động trong cơ thể, nhưng có thể bị kích hoạt theo thời gian.

Một số người sẽ bị loét miệng một vài ngày trước khi phát ban bắt đầu.

Hồng ban đa dạng cũng có thể được kích hoạt bởi vi khuẩn mycoplasma, một loại vi khuẩn đôi khi gây nhiễm trùng ngực.

Thuốc

Đôi khi, thuốc có thể gây ra các dạng nghiêm trọng của bệnh hồng ban đa dạng. Các loại thuốc có thể kích hoạt bao gồm:

  • Kháng sinh như sulfonamid, tetracycline, amoxicillin và ampicillin;
  • Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen;
  • Thuốc chống co giật (dùng để điều trị động kinh) như phenytoin và barbiturate.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hồng ban đa dạng?

Bác sĩ sẽ khám da để chẩn đoán vấn đề này và hỏi bệnh sử về các yếu tố nguy cơ hay các bệnh liên quan.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Dấu hiệu Nikolsky;
  • Sinh thiết tổn thương da;
  • Kiểm tra mô da dưới kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hồng ban đa dạng?

Mục tiêu điều trị hồng ban đa dạng bao gồm:

  • Kiểm soát căn bệnh gây ra tình trạng này;
  • Phòng ngừa nhiễm trùng;
  • Điều trị các triệu chứng.

Bác sĩ có thể ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, bạn không tự ngưng thuốc trước khi nói chuyện với bác sĩ.

Điều trị các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm:

  • Các loại thuốc như thuốc kháng histamine để kiểm soát ngứa;
  • Băng ẩm cho da Uống thuốc kháng virus nếu phản ứng là do herpes simplex;
  • Các loại thuốc không cần toa (như acetaminophen) để giảm sốt và khó chịu;
  • Thuốc gây tê dạng bôi (đặc biệt cho lở miệng) để giảm bớt sự khó chịu gây trở ngại cho việc ăn uống.

Điều trị các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Kháng sinh điều trị nhiễm trùng da Corticosteroid để kiểm soát viêm;
  • Điều trị trong khoa chăm sóc đặc biệt hoặc khoa bỏng cho những trường hợp nặng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì do nhiễm độc;
  • Truyền immunoglobulin tĩnh mạch (IVIG) để ngăn chặn bệnh tiến triển.

Vệ sinh tốt và tránh xa những người khác có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.

Bạn có thể cần ghép da nếu nhiều khu vực rộng lớn của cơ thể bị ảnh hưởng.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh hồng ban đa dạng?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hồng ban đa dạng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM