Bệnh loét do tì đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Loét do tì đè hay còn gọi loét điểm tỳ, là những chấn thương ở da hoặc các mô dưới da do áp lực đè lên da trong thời gian dài. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh loét do tì đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Loét do tì đè là gì?

Loét do tì đè hay còn gọi loét điểm tỳ, là những chấn thương ở da hoặc các mô dưới da do áp lực đè lên da trong thời gian dài.

Vết loét điểm tỳ thường phổ biến nhất ở những khu vực da bao phủ xương, chẳng hạn như mắt cá chân, gót chân, hông và xương cụt. Những người có nguy cơ mắc bệnh thường là những người có các tình trạng y tế hạn chế khả năng thay đổi tư thế hoặc phải nằm trong thời gian dài.

Vết loét có thể phát triển rất nhanh chóng và hầu hết trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng loét do tì đè là gì?

Một số dấu hiệu cảnh báo loét điểm tỳ gồm:

  • Cấu trúc hoặc màu da thay đổi bất thường;
  • Sưng;
  • Chảy dịch như mủ;
  • Khu vực da tổn thương sẽ cảm thấy lạnh hơn hoặc ấm hơn khi chạm vào;
  • Đau nhức tại khu vực tổn thương.

Dựa vào độ sâu, mức độ nghiêm trọng và các đặc điểm khác của vết loét, các chuyên gia sẽ chia nó thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn I: lúc này, da vẫn còn nguyên vẹn nhưng sẽ bị đỏ và sẽ không ép trắng được. Tình trạng này thường xuất hiện ở khu vực da lồi xương. Ở những người da đậm, họ có thể thấy màu da tổn thương sẽ khác với màu da xung quanh.
  • Giai đoạn II: người bệnh sẽ mất một lớp bì với biểu hiện là loét hở nông, đáy vết loét đỏ hồng và không đóng vảy. Trong một số trường hợp, vết loét có thể chứa huyết thanh còn nguyên vẹn hoặc vỡ.
  • Giai đoạn III: người bệnh có thể mất mô toàn bộ lớp da và có thể thấy mỡ dưới da, nhưng không lộ xương, gân hay cơ. Vết loét cũng có thể xuất hiện lớp vảy nhưng không lấp đầy mô bị mất, đường hầm và lỗ dò.
  • Giai đoạn IV: người bệnh sẽ mất toàn bộ da và mô dưới da, làm lộ gân hay cơ. Vết loét có thể lớp vảy màu vàng đục và bị hoại tử ở một số vùng ở đáy vết thương. Người bệnh thường sẽ có đường hầm và vết dò ở vết thương.

Các vị trí thường xuất hiện loét tì đè

Đối với những người ngồi xe lăn, vết loét tì đè thường xảy ra ở các khu vực sau:

  • Xương cụt hoặc mông;
  • Xương bả vai và cột sống;
  • Mặt sau cánh tay và chân.

Đối với những người phải nằm trên giường trong thời gian dài, vết loét có thể xuất hiện ở :

  • Phía sau hoặc hai bên đầu;
  • Bả vai;
  • Hông, lưng dưới hoặc xương cụt;
  • Gót chân, mắt cá chân và vùng da phía sau đầu gối.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu loét do tì đè và áp lực lên khu vực sẽ giảm bớt khi thay đổi tư thế, hãy đến gặp bác sĩ.

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng, sốt, chảy dịch, vết loét có mùi hôi hoặc đỏ hơn, tình trạng sưng và ấm xung quanh vết loét.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây loét do tì đè là gì?

Loét tì đè là do áp lực lên da trong thời gian dài làm hạn chế lưu lượng máu đến da. Các yếu tố khác liên quan đến khả năng hạn chế di chuyển có thể làm cho da dễ tổn thương và góp phần gây ra vết loét.

Ba yếu tố chính gây loét do tì đè gồm:

Áp lực. Nếu một lực tác động lên bất kỳ phần nào của cơ thể có thể làm giảm lưu lượng máu đến các mô. Lưu lượng máu giúp cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác đến các mô. Thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu này, da và các mô lân cận bị tổn thương và cuối cùng có thể chết. Đối với những người bị hạn chế di chuyển, loại áp lực này có thể xảy ra ở những khu vực ít mỡ hoặc cơ, chẳng hạn như cột sống, xương cụt, bả vai, hông, gót chân và khuỷu tay. Ma sát. Tình trạng ma sát xảy ra khi da cọ xát với quần áo hoặc giường. Nó có thể làm cho làn da mỏng manh dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là nếu da cũng ẩm. Biến dạng. Khi ma sát sẽ gây ra trượt và xoắn các lớp da lại với nhau. Trong thời gian dài sẽ gây ra loét lở.

4. Nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc loét do tì đè?

Một số người sẽ có các yếu tố nguy cơ cao hơn nếu họ gặp khó khăn trong di chuyển hoặc khó thay đổi tư thế khi ngồi hoặc nằm. Các yếu tố này bao gồm:

Bất động. Người bệnh có thể bị bất động do tình trạng sức khỏe kém, chấn thương tủy sống và các nguyên nhân khác.

Mất nhận thức về giác quan. Các chấn thương tủy sống, rối loạn thần kinh và các tình trạng khác có thể gây mất nhận thức về giác quan. Việc không nhận biết được cơn đau hay khó chịu trong cơ thể sẽ khiến người bệnh không nhận ra các dấu hiệu loét tì đè, từ đó sẽ không thể thay đổi tư thế để cảm thấy dễ chịu hơn.

Thiếu nước và chế độ dinh dưỡng kém. Người bệnh cần bổ sung đủ nước, calo, protein, vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày để duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa vỡ mô.

Các tình trạng y tế ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh mạch máu, sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương mô.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán loét do tì đè?

Bác sĩ sẽ kiểm tra da để xác định xem bạn có bị loét tì đè không và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Việc xác định giai đoạn vết thương sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cũng cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Những phương pháp nào giúp điều trị loét do tì đè?

Điều trị loét tì đè bao gồm giảm áp lực lên vùng da ảnh hưởng, chăm sóc vết thương, phòng ngừa nhiễm trùng và duy trì dinh dưỡng tốt.

Giảm áp lực

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là giảm áp lực và ma sát, bằng cách:

Thay đổi tư thế. Khi bị loét, bạn hãy thử thường xuyên thay đổi tư thế, cứ mỗi 1 giờ nếu ngồi xe lăn và mỗi 2 giờ với nằm giường. Sử dụng nệm, giường hoặc đệm đặc biệt để bảo vệ da không bị tổn thương khi nằm hoặc ngồi.

Làm sạch và băng bó vết thương

Việc chăm sóc vết loét sẽ phụ thuộc vào độ sâu của vết thương. Nếu vùng da bị ảnh hưởng không nứt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng rửa vết thương và lau khô. Đối với các vết loét hở, bác sĩ sẽ rửa vết thương bằng nước muối sinh lý mỗi khi thay băng. Ngoài ra, băng bó sẽ giúp vùng da này mau phục hồi vì nó giúp giữ ẩm vết thương, chống nhiễm trùng và giữ những vùng da xung quanh khô.

Loại bỏ các mô tổn thương

Để chữa lành đúng cách, vết thương phải không có các mô tổn thương, chết hoặc nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ sẽ dùng một số thủ thuật để loại bỏ các mô nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.

Các phương pháp khác

Một số phương pháp khác giúp điều trị loét do tì đè như:

Thuốc kiểm soát cơn đau. Các thuốc chống viêm không steroid – như ibuprofennaproxen – có thể làm giảm đau. Thuốc giảm đau tại chỗ cũng có thể hữu ích trong quá trình chăm sóc vết thương. Thuốc chống nhiễm trùng. Các vết loét do nhiễm trùng không đáp ứng với các can thiệp khác có thể được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc dạng uống. Chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống đầy dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Phẫu thuật

Đối với các vết loét tì đè lớn và khó chữa trị có thể phải được phẫu thuật. Một phương pháp phẫu thuật cho tình trạng này là sử dụng một miếng cơ, da hoặc mô ở khác để che vết thương và xương bị ảnh hưởng.

Loét do tì đè có nguy hiểm không?

Loét do tì đè nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, bao gồm:

Viêm mô tế bào. Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da và các mô liên kết. Tình trạng này có thể gây ấm, đỏ và sưng tại khu vực bị ảnh hưởng. Những người bị tổn thương thần kinh thường không cảm thấy đau ở khu vực bị ảnh hưởng bởi viêm mô tế bào. Nhiễm trùng xương khớp. Nhiễm trùng từ vết loét tì đè có thể lan vào khớp và xương. Nhiễm trùng khớp có thể làm hỏng sụn và mô. Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) có thể làm giảm chức năng của khớp và tay chân. Ung thư. Các vết thương lâu dài, không gây tổn thương có thể phát triển thành một loại ung thư biểu mô tế bào vảy Nhiễm trùng huyết. Trong một số trường hợp hiếm, loét da dẫn đến nhiễm trùng huyết.

6. Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa loét do tì đè?

Bạn có thể ngăn ngừa lở loét bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế để tránh áp lực trên da. Các phương pháp khác bao gồm chăm sóc tốt cho làn da, duy trì dinh dưỡng, uống nhiều nước, bỏ hút thuốc, kiểm soát căng thẳng và tập thể dục hàng ngày.

Một số mẹo giúp bạn chăm sóc da đúng cách như:

Giữ cho da sạch và khô. Rửa sạch da bằng sữa rửa mặt nhẹ và lau khô. Thực hiện thói quen làm sạch này thường xuyên để hạn chế da tiếp xúc với độ ẩm, nước tiểu và phân. Bảo vệ da. Thoa kem dưỡng da cho da khô. Thay đổi ga giường và quần áo thường xuyên nếu cần thiết. Thường xuyên kiểm tra các nút quần áo và nếp nhăn trên giường có gây kích ứng da không. Kiểm tra da hàng ngày. Quan sát da hàng ngày để biết các dấu hiệu cảnh báo về đau nhức do tì đè.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh loét do tì đè sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM