Bệnh hắc lào - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hắc lào (hay lác đồng tiền) là một tình trạng nhiễm nấm ở da tương đối phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai và gây ra những vùng da ngứa, đỏ... Bệnh thường gặp ở các nước vùng nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém. Để tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như việc chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa căn bệnh này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Bệnh hắc lào - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào là bệnh lý ở da và móng do nhiễm nấm gây nên, do đó có thể gọi đây là một tình trạng nấm da. Có xấp xỉ khoảng 40 loài nấm khác nhau có thể ra tình trạng này. Tên khoa học của một số loài gây bệnh phổ biến là Trichophyton, MicrosporumEpidermophyton.

Tùy theo vùng da bị nhiễm nấm mà chúng có thể được gọi bằng các tên gọi khác nhau. Một số khu vực thường bị nấm da gồm:

  • Bàn chân (nấm bàn chân, hay còn gọi là bàn chân vận động viên) ;
  • Háng, mặt trong đùi hay mông (nấm bẹn) ;
  • Da đầu (nấm da đầu) ;
  • Bàn tay ;
  • Móng tay hoặc móng tay (nấm móng);
  • Các phần khác của cơ thể, như cánh tay hoặc chân.

Đây là một bệnh da liễu khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhưng đối tượng có hệ miễn dịch yếu (như trẻ em) có nguy cơ cao hơn.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng hắc lào là gì?

Bạn có thể nhận biết và nghi ngờ tình trạng nhiễm nấm da này qua các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Xuất hiện một vùng da có dạng vòng tròn, đóng vảy, thường xuất hiện ở trên mông, thân mình, cánh tay và chân;
  • Có thể gây ngứa da Vùng da bên trong vòng tròn khác biệt rõ ràng so với vùng da bình thường, có vảy mỏng, đôi khi có vết sưng đỏ ;
  • Các vùng da này lan rộng dần, vòng tròn dần rộng ra;
  • Có mảng da ngứa, trơn láng ;
  • Các vòng tròn trên da này chồng chéo lên nhau.

Khi trên da xuất hiện mẩn đó và đóng vảy trên da, bệnh có thể lây truyền sang người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng nặng hơn.

3. Nguyên nhân hắc lào (nấm da) là gì?

Đây là một bệnh có thể truyền nhiễm do nấm gây ra. Chúng giống như những ký sinh trùng sống trên các tế bào ở lớp da ngoài cùng. Các loài nấm gây bệnh này được gọi chung là dermatophytes.

Tác nhân gây bệnh có thể được lan truyền theo những cách thức sau:

  • Tiếp xúc giữa người với người. Hắc lào thường lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với da của người mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Bạn có thể bị nhiễm nấm da sau khi chạm một con vật mang mầm bệnh. Các loài nấm da này có thể lây nhiễm sang người trong lúc vuốt ve, chải chuốt các loài vật nuôi như chó, mèo hay bò.
  • Tiếp xúc với đồ vật. Bạn có thể bị nhiễm nấm da sau khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người/động vật nhiễm bệnh chạm vào gần đây, chẳng hạn như quần áo, khăn, ga giường, lược và bàn chải.
  • Tiếp xúc với đất. Một số ít trường hợp, tác nhân gây bệnh hắc lào lây sang người sau khi có tiếp xúc với nguồn đất nhiễm nấm gây bệnh. Khả năng này dường như chỉ xảy ra khi bạn có tiếp xúc trong thời gian dài với nguồn đất có mầm bệnh.

Bên cạnh đó, bạn sẽ có nguy cơ cao bị hắc lào nếu:

  • Sống trong vùng khí hậu ấm nóng, ẩm ướt ;
  • Tiếp xúc gần với người hoặc động vật nhiễm bệnh ;
  • Sử dụng chung quần áo, khăn trải giường, khăn tắm với người bị nấm da ;
  • Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da trực tiếp với người khác, như đấu vật;
  • Mặc quần áo bó sát hoặc hạn chế cử động ;
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.

Làm sao để chẩn đoán hắc lào chính xác?

Bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán ban đầu cho tình trạng này bằng cách quan sát các triệu chứng xuất hiện trên da bạn. Sau đó, họ có thể đề nghị lấy mẫu từ vùng da bị ảnh hưởng và đem quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự hiện diện của nấm.

4. Các cách điều trị hắc lào (nấm da) bạn nên biết

Để lựa chọn cách điều trị hắc lào phù hợp còn tùy thuộc vào vị trí bị nhiễm nấm trên cơ thể và mức độ viêm nhiễm có nghiêm trọng hay không. Một số dạng nấm da có thể điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc trị nấm không kê đơn. Tuy nhiên, một vài dạng khác thì cần được điều trị bằng những thuốc được bác sĩ kê đơn (như kem bôi, thuốc mỡ hay thuốc uống trị nấm).

Tình trạng nấm da ở da đầu hay móng tay có thể cần dùng các thuốc uống trị nấm theo đơn có tác dụng mạnh như griseofulvin hoặc terbinafine. Các thuốc trị nấm khác thường có chứa những hoạt chất như clotrimazole, miconazole…

Bạn nên chú ý điều trị triệt để tình trạng này, nếu không sẽ có khả năng bị bội nhiễm vi khuẩn. Từ đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn và gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ về ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm nấm, bạn nên chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng tại nhà và thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Giặt quần áo và khăn trải giường, chăn, gối hàng ngày khi bị nấm da để giữ vệ sinh môi trường xung quanh;
  • Lau người thật khô sau khi tắm xong ;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhất là ở những vùng bị nhiễm nấm ;
  • Điều trị tất cả các vùng da bị nhiễm nấm để tránh tái phát.

5. Làm sao để phòng ngừa hắc lào (nấm da)?

Tình trạng này rất khó để ngăn ngừa hiệu quả. Loại nấm gây bệnh thường rất phổ biến và khả năng lây truyền cũng tương đối nhanh, trước cả khi triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện các cách sau để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm nấm da tối đa:

Nâng cao kiến thức phòng bệnh cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân cẩn thận. Giữ cơ thể luôn thoáng mát và khô ráo, tránh mặc quần áo quá dày, nóng khiến cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều. Tránh tiếp xúc với động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như chó mèo có những mảng da bị rụng lông, viêm da. Đừng sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như khăn tắm, lược…

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hắc lào, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM