Luận văn ThS: Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Vũ Xuân Tửu

Luận văn Đặc điểm truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu; nghiên cứu truyện ngắn Vũ Xuân Tửu trên hai phương diện quan trọng, cốt yếu là nội dung và nghệ  thuật. Từ đó chỉ ra những nét đặc trưng trong sáng tác truyện ngắn của ông; thấy được cá tính sáng tạo của Vũ Xuân Tửu trong truyện ngắn. 

Luận văn ThS: Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Vũ Xuân Tửu

1. Mở đầu

1.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận  văn  tập  trung  nghiên  cứu  đối  tượng  là  Đặc  điểm  truyện  ngắn  Vũ  Xuân Tửu trên hai phương diện cơ bản là nội dung và nghệ thuật.

Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ những truyện ngắn đã sáng tác của Vũ Xuân Tửu

Tầm phào, tập truyện, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1998. 

Yếm thắm, tập truyện, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 2003. 

Bí  mật  cuốn  gia  phả ,  tập  truyện,  Nxb  Văn  nghệ, thành  phố  Hồ Chí Minh, 2005. 

Con chim lửa, tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006. 

Chuyện ở bản Piát, tập truyện, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 2007. 

Mồ hôi của đá, tập truyện, ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007. 

Lên cổng trời , tập truyện, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2013.

Hoa cải ngồng, tập truyện chọn lọc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2013.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê phân loại : Sử dụng trong quá trình khảo sát và thống kê, phân loại nhân vật trong sáng tác của nhà văn. 

Phương pháp phân tích, tổng hợp : Trên cơ sở các thao tác phân tích. chúng tôi tiến hành tổng hợp đánh giá, đưa ra các luận điểm, các kết luận khoa học. 

Phương pháp so sánh đối chiếu : Sử dụng trong các thao tác đối sánh giữa các tác phẩm của Vũ Xuân Tửu cũng như giữa nhà văn với các nhà văn khác. 

Phương pháp hệ thống : Nhằm hệ thống lại những yếu tố làm nên nét đặc trưng trong truyện ngắn Vũ Xuân Tửu. 

Phương pháp liên ngành : Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc tiếp cận một số vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Vũ Xuân Tửu từ góc nhìn văn hoá học, dân tộc học... 

1.3 Đóng góp của luận văn

Phát  hiện,  đánh  giá  một  cách  chừng  mực,  khách  quan  về  đặc  điểm truyện ngắn Vũ Xuân Tửu; thấy được những thành công và hạn chế của nhà văn  về các phương diện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn ; bước đầu cắt nghĩa những tác động, nguyên nhân hình thành cá tính sáng tạo  của nhà văn; xác định vị trí của nhà văn trong văn xuôi dân tộc và miền núi nói chung và văn xuôi Việt Nam đương đại; Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm học tập, nghiên cứu về văn học địa phương Tuyên Quang cũng như văn xuôi dân tộc và miền núi vùng Việt Bắc.

2. Nội dung

2.1 Nhà văn Vũ Xuân Tửu

Khái lược về văn xuôi miền núi phía Bắc

Một số khái niệm.

Diện mạo văn xuôi miền núi đương đại.

Nhà văn Vũ Xuân Tửu:

Vài nét tiểu sử nhà văn Vũ Xuân Tửu.

Quá trình sáng tác của nhà văn Vũ Xuân Tửu.

2.2 Nội dung đặc sắc của truyện ngắn

Thiên nhiên trong truyện ngắn Vũ Xuân Tửu.

Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.

Thiên nhiên kỳ bí

Hiện thực xã hội trong truyện ngắn Vũ Xuân Tửu.

Đời sống văn hóa truyền thống của nhân dân trong truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu.

Bức tranh đời sống hiện đại trong truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu.

2.3 Một số phương diện nghệ thuật 

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Vũ Xuân Tửu.

Khái niệm cốt truyện.

Cốt truyện trong truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Khái niệm nhân vật văn học.

Các kiểu nhân vật  trong truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu.

3. Kết luận

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có một khoảng riêng của văn xuôi miền núi phía Bắc. Vũ Xuân Tửu đã góp vào khoảng riêng ấy những tác phẩm văn chương với những màu sắc rất riêng biệt không dễ lẫn. Vũ Xuân Tửu là một cây bút có nhiều thành tựu mới trong văn xuôi đương đại bởi ông đi theo hướng riêng. Ông viết về miền núi, về đời sống của nhân dân vùng cao. Những tác phẩm của ông giúp người đọc mở rộng  phạm vi về đời sống, về văn hóa, về con người nơi đây. Đồng thời, ông mang hơi thở của cuộc sống hiện đại vào trong những sáng tác của mình. Những vấn đề mang tính thời đại như đạo đức, nhân phẩm con người, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống được đặt ra trong nhiều tác phẩm. Bằng việc sử dụng hệ thống cốt truyện đặc biệt,  truyện của Vũ Xuân Tửu  có sự  giao  thoa  giữa  quá  khứ, hiện  tại, tương  lai. Những  sự  kiện  có  sự trùng phức tạo nên cái lạ và mới với người tiếp nhận. Qua những câu chuyện với  dung  lượng  ngắn,  nhà  văn  truyền  tải  được  nội  dung  tư  tưởng  lớn.  Ông muốn xây dựng một thế giới hiện thực đa dạng, đi sâu khám phá những bí ẩn của cuộc sống và tâm hồn con người.Vũ Xuân Tửu đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật khá vững vàng khi xây dựng thành công nhiều kiểu  nhân  vật  đặc  trưng  của  người  miền  núi. Nhà văn gửi gắm trong đó nhiều thông điệp tư tưởng, như một cách biểu thị thái độ đối với hiện thực cuộc sống và những giá trị đạo đức thẩm mĩ truyền thống . 

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 

Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn, lý luận và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

Lê Huy Bắc (2006), Truyện ngắn, lý luận và tác phẩm, NXB Giáo dục. 

Đặng Việt Bích (2006),  Tìm hiểu văn hóa dân tộc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 

Nguyễn  Minh  Châu (2010),  Truyện  kỳ  ảo  của  Vũ  Xuân  Tửu, Luận  văn Thạc sĩ khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Nguyễn Huệ Chi - Chủ biên, (1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, quyển 3, NXB Giáo dục. 

Đức Đan (2007), "Người nghệ sĩ của cái đẹp", Báo Điện tử Tổ quốc, ngày 23/7...

5. Phụ lục

Một số hình ảnh minh họa.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM