Luận văn ThS: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio

Luận văn Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio, tóm tắt các truyện ngắn trong tập truyện Không ai qua sông và Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác; giới thiệu khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của hai tập truyện; so sánh sự tương đồng, sự khác biệt trong cái nhìn về phụ nữ của hai nhà văn.

Luận văn ThS: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm kiếm, phát hiện những nét tương đồng và khác biệt trong cách nhìn về người phụ nữ của Le Clézio và Nguyễn Ngọc Tư. Đồng thời lí giải nguyên nhân dẫn tới sự tương đồng và khác biệt đó. Từ đó, ta có thể khẳng định vấn đề số phận người phụ nữ cần được quan tâm và giải phóng cho họ là vấn đề mang tính toàn cầu

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:  Sự tương đồng và khác biệt trong cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio về người phụ nữ.

Không ai qua sông (NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh) của Nguyễn Ngọc Tư và Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác (NXB Hội nhà văn, Hà Nội) của Le Clézio 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh - đối chiếu để làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt của hai tập truyện: Đều bàn về vấn đề người phụ nữ nhưng ở mỗi tác giả lại cũng có những cảm nhận và cách nhìn khác nhau. 

Phương pháp phân tích - tổng hợp giúp chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của các nhân vật nữ trong hai tập truyện.

Phương pháp thống kê - phân loại để khảo sát, phân loại các dạng thức biểu hiện của nỗi cô đơn, bất hạnh và khát khao hạnh phúc ở những người phụ nữ trong hai tập truyện.

Phương pháp thi pháp học để thấy được những nét đặc trưng trong sáng tác của mỗi nhà văn.

Phương pháp xã hội học để thấy được những ảnh hưởng của xã hội chi phối sự tương đồng và khác biệt trong cái nhìn của hai nhà văn về người phụ nữ trong tác phẩm của mình.

Phương pháp văn hóa - lịch sử để làm rõ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, lịch sử đến cái nhìn của hai nhà văn về người phụ nữ trong tác phẩm của họ.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề chung

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
  • Tập truyện Không ai qua sông.

Nhà văn Le Clézio

  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
  • Tập truyện Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác.

2.2 Sự tương đồng trong cái nhìn về phụ nữ

Người phụ nữ có số phận cô đơn, bất hạnh

  • Các dạng thức nỗi cô đơn, bất hạnh của người phụ nữ.
  • Cái nhìn xót xa, thương cảm.

Người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc

  • Sự đa dạng của khát khao hạnh phúc ở người phụ nữ.
  • Cái nhìn khích lệ, động viên.

2.3 Sự khác biệt trong cái nhìn về phụ nữ

Người phụ nữ trong tập truyện Không ai qua sông

  • Nguyên nhân khiến người phụ nữ bất hạnh.
  • Thái độ cam chịu, bị động, chấp nhận bất hạnh của người phụ nữ.

Người phụ nữ trong tập truyện Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác

  • Nguyên nhân khiến người phụ nữ vất vả trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc.
  • Thái độ tích cực, chủ động nắm bắt cơ hội, tìm thấy hạnh phúc của người phụ nữ.

3. Kết luận

Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio mặc dù ở hai quốc gia, hai khu vực với hai nền văn hóa khác nhau nhưng cũng có những điểm tương đồng trong quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ. Đó là những người phụ nữ ở đâu trên thế giới cũng đều có nỗi cô đơn, bất hạnh trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhà văn cũng ca ngợi những phẩm chất, những khát khao hạnh phúc dù là nhỏ nhất của họ. Mặt khác, mỗi nhà văn khi cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ con người với quan niệm “Văn học là Nhân học”, tất cả vì sự phát triển tiến bộ của con người. Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio bên cạnh những sự gặp gỡ trong quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ thì giữa hai nhà văn vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Sự khác biệt này bắt nguồn từ quan điểm riêng của hai nhà văn về hạnh phúc của con người. Trong cuộc sống, con người luôn cần sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau không chỉ ở gia đình mà là toàn xã hội. Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để lan tỏa những điều tốt đẹp, để những người phụ nữ trên thế giới luôn cảm thấy hạnh phúc, loại bỏ những tiêu cực, bất hạnh là thông điệp mà các nhà văn hướng tới, trong đó có Nguyễn Ngọc Tư và  Le Clézio.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2008), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, 

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 

Lê Huy Bắc (2013),  Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 

Lê Huy Bắc tuyển chọn và giới thiệu (2003),  Truyện ngắn hậu hiện đại thế  giới , NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 

Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2010), Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 

Trần  Hữu  Dũng,  Nguyễn  Ngọc  Tư  đặc  sản  miền  Nam , http://www. vietstudies. info /NNTư. 

Đặng Anh Đào (2002), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM