Luận văn ThS: Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu

Luận văn Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu tìm hiểu cảm thức văn hóa Việt qua các biểu hiện cụ thể được thể hiện trong tùy bút của nhà văn Đỗ Chu ( Tản mạn trước đèn, Thăm thẳm bóng người và Chén rượu gạn đáy vò).

Luận văn ThS: Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu

1. Mở đầu

1.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên: những cảm thức về văn hóa (nhận thức, tìm hiểu, cảm nhận, đánh giá các khía cạnh, nội dung, chiều sâu văn hóa Việt) của Đỗ Chu trong tùy bút (qua ba tập  Tản mạn trước đèn, Thăm thẳm bóng người và Chén rượu gạn đáy vò).

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu vấn đề văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu (qua ba tập:  Tản mạn trước đèn  (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005), Thăm thẳm bóng người (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2008) và Chén rượu gạn đáy vò (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2013). Ngoài  ra, còn nghiên cứu một số tác phẩm tùy bút khác cũng đậm chất văn hóa Việt để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học và văn hóa làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân loại và xác lập tư liệu để hệ thống một cách toàn diện các sáng tác tùy bút Đỗ Chu.

Phương  pháp  phân  tích, tổng hợp nhằm khái quát những  nét  đặc trưng nhất của tác giả, tác phẩm, làm rõ cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tùy bút của Đỗ Chu với tùy bút của một số nhà văn khác để thấy nét riêng của ông.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa: Khái niệm văn hóa, mối quan hệ gắn kết giữa văn học - văn hóa, khảo sát các yếu tố văn hóa trong tác phẩm văn học. 

1.3 Đóng góp của luận văn

Thực hiện đề tài  “Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu”, luận văn chỉ ra những phương diện, giá trị văn hóa Việt được Đỗ Chu cảm nhận, suy nghĩ, ý thức trong tùy bút. Từ đó, chúng tôi góp tiếng nói khẳng định vị trí và vai trò của Đỗ Chu trong thể tùy bút nói riêng cũng như trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung. Đồng thời, luận văn nhấn mạnh giá trị lưu  giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt của văn học dân tộc.

2. Nội dung

2.1 Mối quan hệ giữa văn học - văn hóa

Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa

  • Văn hóa và cảm thức văn hóa.
  • Văn học ẩn tàng những giá trị văn hóa.

Đỗ Chu - nhà văn của những trang tùy bút - văn hóa xuất sắc

  • Tiểu sử và quan niệm sáng tác của Đỗ Chu.
  • Từ truyện ngắn trữ tình đến tùy bút đậm chất văn hóa.

2.2 Vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa Việt

Nền tảng văn hóa Việt: hiện thực đất nước qua những chặng đường lịch sử

  • Những giá trị văn hóa kết tinh qua lịch sử.
  • Tình quê hương, đất nước qua mỗi vùng đất.

Chân dung con người Việt Nam - sự kết tinh văn hóa Việt

  • Những con người bình thường.
  • Những tài hoa đất Việt.

2.3 Cái tôi văn hóa và cái tôi nghệ thuật

Cái Tôi văn hóa: Khám phá và tri âm

  • Người say mê đi tìm những giá trị văn hóa.
  • Sự tri âm với cái đẹp, cái tài.

Cái Tôi nghệ thuật: Phong cách tùy bút Đỗ Chu

  • Đặc trưng cấu trúc tùy bút và những dấu hiệu phong cách.
  • Sự phong phú giọng điệu.

3. Kết luận

Đỗ Chu là một trong số những nhà văn làm xao xuyến văn đàn ngay từ khi ông bắt đầu bước vào nghề. Cùng với các nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, Đỗ Chu rất quan tâm đến vẻ đẹp của đất và người Việt Nam. Đặc biệt, với trái tim chân thành, bằng sự trải nghiệm của mình, tác phẩm của ông luôn chiếm được vị trí nhất định trong lòng độc giả. Sau hơn một nửa thế kỉ thành công với thể loại truyện ngắn, tên tuổi của Đỗ Chu tiếp tục được ghi nhận khi ông cho ra đời hàng loạt tùy bút. Tùy bút của Đỗ Chu rất Việt Nam. Người vội vã khó có thể hiểu văn Đỗ Chu, đọc văn của ông cần chậm rãi như đọc văn của Nguyễn Tuân, Tô Hoài. Bên dưới những câu văn của ông, ta nhận thấy bóng dáng của một con người với những trăn trở, suy tư về văn hóa Việt đó là một con người dày nền tảng văn hóa và diễn đạt nó một cách nhẹ nhàng, chắc chắn và đầy cảm xúc. Vì thế tùy bút của Đỗ Chu rất gần gũi, tự nhiên song cũng rất tỏa sáng. 

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Tuấn Anh (2001),  Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (1996), Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Văn học, số 2. 

Báo Sài Gòn Giải phóng online ngày 17/5/2009. 

Lê Huy Bắc ( 1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM