Luận văn ThS: Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945

Luận văn Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945 bắt đầu bằng việc thống kê những tác phẩm viết về phong tục , tâp quán trong di sản của tô Hoài, tiếp đó sẽ miêu thuật tóm lược những tác phẩm chính và cụm tác phẩm trước 1945. Dựa  trên những thao tác cơ bản này, đưa ra những nhận xét sơ bộ về thể loại, nội dung... làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những ý nghĩa của chúng trong đời sống văn hóa văn chương đương thời.

Luận văn ThS: Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu mối quan tâm và cách thức thể hiện các tập tục sinh hoạt qua sáng tác văn xuôi của Tô Hoài. Hay nới khác đi, là tìm hiểu những đường nét, không khí của tập tục cũng như phương thức nghệ thuật mà Tô Hoài đã sử dụng để khắc họa chủ đề này. 
Chỉ ra ý nghĩa lịch sử, văn hóa, văn chương của mảng sáng tác này trong sự nghiệp của cá nhân nhà văn Tô Hoài cũng như trong giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam trước 1945.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu: tập trung vào những sáng tác của nhà văn viết về phong tục, ở cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, tập trung trong khoảng thời gian ông bắt đầu cầm bút cho đến truớc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ khảo sát toàn bộ các tác phẩm viết trước 1945 của Tô Hoài gồm: Ô chuột, Nhà nghèo, Giăng thề, Quê người, Xóm giếng ngày xưa, Cỏ dài và Dế mèn phiêu lưu ký trong Tuyển tập Tô Hoài (3 tập) do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996. Bên cạnh đó những ság tác cùng chủ đề ra đời sau 1945 sẽ đưuọc sử dụng như những chất liệu so sánh khi phân tích, lập luận để tăng tính thuyết phục của các nhận định, kết luận. Việc đối sánh này cũng có thể đưuọc mở rộng ra với những công trình tác phẩm của một số nhà biên khảo, nhà văn khác, như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Do vấn đề quan tâm thuộc lĩnh vực văn học sử nên luận văn sẽ đặt đối tượng nghiên cứu vào bối cảnh của nó, đó là cái nhìn lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ sử dụng một số gợi ý của phương pháp nhân học văn hóa, liên ngành để xử lí vấn đề trong những tình huống cần thiết. Và để cụ thể hoá cho các hướng tiếp cận trên chúng tôi sẽ sử dụng một số thao tác như so sánh, phân tich, tổng hợp.

2. Nội dung

2.1 Chủ đề phong tục trước 1945

Giai đoạn trước 1945 trong sư nghiêp văn chương của Tô Hoài

  • Vài nét về Tô Hoài (1920-2014)
  • Sự nghiệp của Tô Hoài nhìn qua dấu mốc thời gian
  • Văn chương của Tô Hoài trước 1945

Khảo sát sơ bộ tác phẩm có chủ đề phong tục trong sáng tác của Tô Hoài

  • Về khái niệm "Phong tục"
  • Lược điểm các tác phẩm của Tô Hoài viết trước 1945 về chủ đề phong tục

2.2 Những mảng màu hiện thực 

Những phong tục được phục dựng trong sáng tác của Tô Hoài

Nghệ thuật phục dựng của Tô Hoài

  • Phong tục lồng trong cốt truyện
  • Xây dựng nhân vật 
  • Các lớp ngôn từ 
  • Đa dạng trong miêu tả

2.3 Bức tranh phong tục thời thực dân

Trào lưu "ôn cố" trong văn hóa văn chương Việt Nam đầu thế kỉ XX

Giá trị đa dạng của sáng tác về phong tục của Tô Hoài

  • Một bảo tàng nhân học, lịch sử
  • Một tiếng nói phản tỉnh, phản kháng
  • Tính triết luận xã hội

3. Kết luận

Chúng ta có thể nhìn thấy những giá trị bất biến muôn đời và cả sự tha hóa theo thời cuộc trong tập quán, tín ngưỡng. Một nét độc đáo khác của cách viết Tô Hoài là ông luôn lồng những phong tục đó vào câu chuyện của con người, về con  người, ở một khoảnh khắc hoặc ở một đoạn đời hay kéo suốt cả cuộc đời. Nói cách khác ông đan cài thế giới đ́ó vào đời sống, số phận của các nhân vật. Chính nhờ thế mà chất văn ở những tác phẩm về tập tục của Tô Hoài luôn đậm đặc, hình ảnh về tập tục hoặc tín ngưỡng của văn chương Tô Hoài thường sống động. Độc giả cũng nhận ra rằng, Tô Hoài, cũng giống như trường hợp Nam Cao, thường nghiêng về cuộc sống của người bình dân. Vì vậy, sáng tác về tập tục, tín ngưỡng, Tô Hoài cũng chủ yếu quan tâm đến không gian tín ngưỡng làng quê, tập tục của những cộng đồng người dân nghèo, cụ thể là thị dân. Tác phẩm về đô thị của Tô Hoài vừa như một áng văn lại vừa có giá trị xã hội học độc đáo, vừa là những câu chuyện về từng cuộc đời cụ thể vừa như một bảo tàng nhân học lưu giữ những giá trị phi văn hóa phi vật thể mà theo thời gian càng trở nên có giá trị. 

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân,  Lời giới thiệu sưu tập Tạp chí “Tri tân”. 

Vũ Bằng (2014), Thương nhớ mười hai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 

Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.

Hà Minh Đức (1996), Tuyển tập Tô Hoài,  Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 

Hà Minh Đức (1996), Tuyển tập Tô Hoài , Tâp 2, Nxb Văn học, Hà Nội.̣

Hà Minh Đức (1996), Tuyển tập Tô H oài, Tâp 3, Nxb Văn học, Hà Nội.̣...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM