Luận văn ThS: Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái

Luận văn Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái; làm rõ vấn đề sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội trong tiểu thuyết của Vi Hồng; phân tích một số phương diện nghệ thuật thể hiện vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Luận văn ThS: Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Khám phá giá trị của tiểu thuyết Vi Hồng từ một góc nhìn mới: góc nhìn phê bình sinh thái. Từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn và vị trí của ông trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam (nói riêng) và trong nền văn học Việt Nam hiện đại (nói chung). 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu vấn đề môi trường sinh thái (sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội) trong thể loại tiểu thuyết của Vi Hồng.

Phạm vi tài liệu nghiên cứu: toàn bộ tiểu thuyết của Vi Hồng gồm mười sáu cuốn.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân loại. 

Phương pháp hệ thống. 

Phương pháp phân tích, tổng hợp. 

Phương pháp so sánh. 

Phương pháp liên ngành. 

Phương pháp phê bình sinh thái. 

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề liên quan

Vài nét về lý thuyết Phê bình sinh thái.

Vấn đề sinh thái trong văn học Việt Nam.

Tiểu thuyết trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Vi Hồng.

Dấu ấn sinh thái trong tiểu thuyết Vi Hồng.

2.2 Sinh thái trong tiểu thuyết Vi Hồng

Sinh thái tự nhiên trong tiểu thuyết Vi Hồng

  • Tự nhiên mang đặc trưng núi rừng Việt Bắc.
  • Con người và tự nhiên trong mối quan hệ gắn bó, hòa hợp.
  • Xung đột giữa con người và tự nhiên.

Sinh thái nhân văn trong tiểu thuyết Vi Hồng

  • Mối quan hệ giữa con người với con người.
  • Mối quan hệ giữa con người với các giá trị văn hóa.

2.3 Một số phương diện nghệ thuật

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

  • Miêu tả thiên nhiên như một khách thể thẩm mĩ độc lập.
  • Miêu tả thiên nhiên để khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật.
  • Miêu tả thiên nhiên để dự báo số phận và diễn tả tâm lý nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả con người

  • Đặt nhân vật trong các mối quan hệ xã hội phức tạp.
  • Đặt nhân vật vào các tình huống thử thách và lựa chọn.

3. Kết luận

Sinh thái nhân văn trong tiểu thuyết của Vi Hồng được thể hiện qua mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa con người với các giá trị văn hóa. Trong mối quan hệ giữa con người với con người nhà văn phản ánh cả hai mặt tốt - xấu của xã hội. Xã hội miền núi Việt Bắc thời kì hiện đại vẫn giữ được những nét đẹp nhân tình truyền thống nhưng cũng xuất hiện những chuyển biến của nhân tình và nhân tính trước sức mạnh của cám dỗ vật chất và dục vọng xấu xa. Để thể hiện vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của mình, Vi Hồng đã lựa chọn nhiều thủ pháp nghệ thuật đắc dụng. Trong đó, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và nghệ thuật miêu t̉ con người là những điểm nhấn giàu giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa sinh thái. Trong nghệ thuật miêu t̉ thiên nhiên, Vi Hồng có cái nhìn đa diện. Trong nghệ thuật miêu tả con người, Vi Hồng chú ý đặt con người trong các mối quan hệ xã hội giằng dịt và trong các tình huống thử thách, lựa chọn. Hiện nay, vấn đề môi sinh trở thành vấn đề đáng quan tâm không của riêng ai, cũng không của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Tiểu thuyết của Vi Hồng đã góp một tiếng nói đấu tranh cho lợi ích sinh thái và cũng là lợi ích bền vững của nhân loại.

4. Tài liệu tham khảo

Trần  Thị  Ngọc  Anh,  Nguyễn  Thị  Vân  Anh  (2015),  Biểu  tượng  về  thiên nhiên như một diễn ngôn về văn hóa Tày trong tiểu thuyết Vi Hồng in trong cuốn Vi Hồng tác phẩm và dư luận, Nxb Đại học Thái Nguyên. 

Ma Thị Ngọc Bích (2004), Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 

Nguyễn Đăng Điệp (2014),  Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa, in trong cuốn: Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng, NXB Văn học. 

Vũ Minh Đức, Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái nguồn:http://nguvan.utb.edu.vn/index.php/nghiencuu/lyluanvanhoc. 

Hồ Thủy Giang (2004),  Tiểu thuyết Thái Nguyên, Văn học Thái Nguyên - tác giả và tác phẩm, NXB Văn hóa dân tộc...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM