Luận văn ThS: Sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch của chèo cổ

Luận văn Sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch của chèo cổ tổng hợp tư liệu để khái quát về tình hình nghiên cứu chèo và về vấn đề nữ quyền; lựa chọn kịch bản chèo cổ, phân tích nhân vật nữ lệch trong các tác phẩm. Từ đó chỉ ra sắc thái nữ quyền trong chèo cổ thông qua nhân vật nữ lệch; khái quát, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đã nghiên cứu, tìm hiểu.

Luận văn ThS: Sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch của chèo cổ

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luân văn trước hết tìm hiểu những vấn đề chung nhất về chèo truyền thống,̣ về nữ quyền nói chung. Trên nền tảng tri thức đó, luân văn tiếp tục đi vào phân tích các nhân vật nữ lệch tiêu biểu nhất của một số kịch bản chèo cổ đê từ đó, có đươc̉ cái nhìn tổng thể về nữ quyền thể hiện qua loại nhân vật nữ lệch trong chèo cổ và nhận thức những sắc thái  nữ quyền nổi bật trong chèo cổ. Việc tìm hiểu về sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch không chỉ có ý nghĩa đối với chuyên ngành văn học dân gian mà còn nhằm mục đích quan trọng và mang ý nghĩa xã hội. Đó là gìn giữ một hình thức nghệ thuật sân khấu đặc sắc và khẳng định vấn đề nữ quyền trong văn học đã manh nha từ lâu chứ không phải chỉ khi có sự đấu tranh đòi bình đẳng giới mới bắt đầu xuất hiện.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng được tập trung khắc họa trong chèo cổ là các nhân vật nữ. Các nhân vật này chia làm hai tuyến là nữ chín và nữ lệch. Đó là những nhân vật giữ vai trò quan trọng trong kịch bản chèo và có dấu ấn đậm nét. Ở đó, kết tinh nhiều sáng tạo của trí tuệ dân gian. Tìm hiểu về chèo cổ, luận văn tập trung đi sâu vào sự biểu hiện của sắc thái nữ quyền trong một số nhân vật nữ lệch tiêu biểu.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào ba kịch bản Quan Âm Thị Kính, Kim Nham và Chu Mãi Thần. Đồng thời có tham khảo so sánh với một số văn bản khác của ba kịch bản trên. Thị Mầu, Xúy Vân, Đào Huế, Thiệt Thê là những điển hình tiêu biểu nhất của nhân vật nữ lệch trong chèo cổ cũng như thể hiện tập trung nhất những sắc thái của nữ quyền. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp lịch sử để thấy được nguồn gốc và đặc trưng của chèo; thấy được một vài vấn đề tiêu biểu của nữ quyền trong tiến trình văn học nghệ thuật. 

Vận dụng phương pháp hệ thống trong việc hệ thống hóa quan điểm về nữ quyền. 

Vận dụng phương pháp phân tích  - tổng hợp: dựa trên việc phân tích và tìm hiểu về các nhân vật nữ lệch trong các vở chèo cổ, chỉ ra biểu hiện cụ thể của nữ quyền trong đó. Từ đó, khái quát được đặc  điểm chung về ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật. 

Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt các nhân vật nữ lệch trong mối tương quan so sánh với nhân vật khác để thấy nét đặc sắc của hình tượng nhân vật. 

Tuy  nhiên, chèo là hình thức sân khấu dân gian nên việc nghiên cứu chèo tách rời sân khấu biểu diễn gặp không ít khó khăn. Vì vậy, trong chừng mực có thể, người viết có sử dụng cả phương pháp liên ngành, kết hợp kiến thức của các ngành văn học, sân khấu, âm nhạc… trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu. 

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu chung

Giới thiệu chung về chèo

  • Chèo – nguồn gốc, tên gọi, đặc trưng
  • Nội dung tư tưởng của chèo truyền thống

Nhân vật nữ lệch trong kịch bản chèo cổ

  • Nhân vật văn học
  • Nhân vật trong chèo cổ 
  • Nhân vật nữ lệch trong chèo cổ

Khái quát về vấn đề nữ quyền

  • Quan điểm văn hóa giới và phái tính
  • Khái niệm nữ quyền, sắc thái nữ quyền, quyền của người phụ nữ trong pháp lu ật phong kiến Việt Nam 
  • Sự ảnh hưởng của Nho giáo tới nữ quyền trong văn học truyền thống

2.2 Nhân vật nữ lệch trong chèo cổ

Nhân vật Thị Mầu trong chèo Quan Âm Thị Kính

Nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham     

Nhân vật Đào Huế, Thiệt Thê trong vở chèo Chu Mãi Thần

  • Nhân vật Đào Huế 
  • Nhân vật Thiệt Thê

2.3 Biểu hiện nữ quyền

Vẻ đẹp ngoại hình và sự ý thức về thân phận

  • Vẻ đẹp ngoại hình
  • Ý thức về thân phận

Khao khát bản năng của người phụ nữ

  • Khao khát yêu và được yêu – trôi dây nhưng đam mê
  • Khao khát hạnh phúc gần kề - giản dị mà bất khả

Nỗi đau của thân phận chồng chung – phổ biến và trớ trêu

3. Kết luận

Trong xã hội phong kiến, hệ tư tưởng  Nho giáo được giai cấp thống trị thừa nhận và bảo vệ. Những tư tưởng Nho giáo đề ra đã đặt con người vào trong những quy định khắt khe, đặc biệt đối với người phụ nữ. Quan niệm về đạo “tam tòng, tứ đức” khiến cho cuộc sống của người phụ nữ vô cùng ngột ngạt. Nhưng sự  suy vong của lễ giáo phong kiếnViệt Nam thời đại Lê Mạt  – Tây Sơn – Nguyễn khiến nội dung cơ bản của Chèo cổ ở thời kì này  mang tinh thần phê phán rất cao và người phụ nữ đã trở thành phương tiện phản phong vô cùng sắc bén. Và trên thực tế, đã có những người phụ nữ dám bước qua rào cản của luật lệ để sống với khát khao rất đáng được đồng tình từ phía quần chúng nhân dân. Sắc thái nữ quyền toát lên thông qua các nhân vật nữ lệch của chèo cổ, đó là người sáng tác đã chú ý miểu tả vẻ ngoài của một số nhân vật; sự ý thức về thân phận người phụ nữ trong xã hội cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy của Xúy Vân; ý thức về hôn nhân không có tình yêu, cuộc sống vợ chồng không đồng tư tưởng của Thiệt Thê; ý thức về nỗi khổ của người vợ trong xã hội đa thê ở Đào Huế. Sắc thái nữ quyền đậm nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu; khao khát hạnh phúc gần kề ở Xúy Vân; sự phản kháng với  chế độ đa thê ở Đào Huế và khát vọng được chia sẻ, gánh vác trong cuộc sống gia đình. Từ tiếng nói trên một mặt chèo cổ mang giá trị hiện thực, chứa đựng tư tưởng nhân đạo và hơn nữa còn toát lên ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Trần Bảng (1966), “Đã đến lúc đặt vấn đề về chèo”, Tuần báo văn nghệ, 192

Trần Bảng (1994), Chèo – một hiện tượng sân khấu dân tộc, NXB Sân khấu, Hà Nội. 

Trần Bảng (1996), Chèo – một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam, Nhà hát chèo Việt Nam. 

Trần Bảng (1999), Khái luận về chèo, Viện Sân khấu và Đại học sân khấu điện ảnh, H. 

Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”,  Tạp chí nghiên cứu văn học....

5. Phụ lục

Một số hình ảnh nhân vật nữ lệch trên sân khấu

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM