Tiểu luận: Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Phước

Tiểu luận Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Phước được hoàn thành với mục tiêu chính là trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá cho trường hợp ở tỉnh Bình Phước. Từ tình hình và số liệu thực tế phân tích các yếu tố và khía cạnh để có những đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tiểu luận: Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Phước

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích khoảng 6871, 5 km2, có 260,4 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. 

Bình Phước đang đứng trước thời cơ tăng trưởng rất lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ của tăng trưởng bền vững. 

Tuy nhiên, qua nghiên cứu tổng quan vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở một tỉnh giàu tiềm năng như Bình Phước. Vì thế, nghiên cứu về “Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Phước” trong thời điểm này để kịp thời đưa ra các giải pháp, hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của địa phương là một vấn đề vô cùng cấp thiết.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, một số nhà kinh tế học như   G. Beckeer, R.Lucas, J.Stiglitz,… từ những nghiên cứu của mình đã đưa ra những quan điểm về tăng trưởng kinh tế, cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế. 

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều các đề tài về chất lượng tăng trưởng kinh tế, không chỉ xét trên quy mô quốc gia mà còn có cả các đề tài đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế ở một địa phương cụ thể.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế trên quy mô quốc gia có thể thấy nổi trội lên là các đề tài như:

  • “Một số quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế” của Thịnh Văn Khoa
  • GS. TS Đỗ Đức Bình, “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: hiện trạng và một số giải pháp”. 
  • GS,TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Vũ Văn Hiền, bài viết “Phát triển bền vững ở Việt Nam”, mục Nghiên cứu – trao đổi, tạp chí Cộng Sản. 
  • PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, “Nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên”. 

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của tiểu luận là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước trong thời gian sắp tới.

Dựa vào phương pháp luận và những nghiên cứu trước đây bài tiểu luận chỉ dừng lại ở 3 mục tiêu chính sau đây:

  • Trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá cho trường hợp ở tỉnh Bình Phước.
  • Từ tình hình và số liệu thực tế phân tích các yếu tố và khía cạnh để có những đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước.
  • Trên cơ sở phân tích, kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm của các địa phương, quốc gia trên thế giới, đề xuất vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bình Phước.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Bình Phước. Tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu tăng trưởng thực tế của tỉnh để có thể phân tích, đánh giá.

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp như: thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình hóa…nhằm bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu và đưa ra kết quả đáng tin cậy.

Ngoài ra, nhóm còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu bằng cách kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các sở, ban,ngành trong tỉnh; lấy thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet…

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trước hết đề tài tổng kết và làm rõ được các khía cạnh của chất lượng tăng trưởng kinh tế về mặt phương pháp luận.

Về thực tiễn, từ tình hình thực tế, đề tài cơ bản đánh giá được tình hình chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương; từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ còn tồn tại nhiều khía cạnh chưa thể giải quyết được, đó là điểm yếu nhưng cũng vừa là gợi mở cho các đề tài tiếp theo.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế

  • Lý luận chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế
  • Các quan điểm về chất lượng tăng trưởng kinh tế
  • Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế
  • Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế

2.2 Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước

  • Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước
  • Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước
  • Đánh giá chung

2.3 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Bình Phước

  • Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
  • Giải pháp

3. Tài liệu tham khảo

Phạm Văn Binh (2011), “Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng  trường kinh tế tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Đà Nẵng.

Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2012), Niên Giám thống kê 2012, Bình Phước.

Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2012), Số liệu thống kê KTXH giai đoạn 1996 – 2011, Bình Phước.

Phan Thúc Huân (2006), giáo trình Kinh tế Phát Triển, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

Đỗ Phú Trần Tình (2010), “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh Tế - Luật.

Phùng Quốc Anh (2014), “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Chuẩn bị "cất cánh"”

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế phát triển trên ---

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM