Luận văn ThS: Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang khái quát tiểu thuyết Hồ Thủy Giang trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại; tìm hiểu về cảm hứng chủ đạo và một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang. 

Luận văn ThS: Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số ưu điểm và hạn chế về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Thủy Giang. Qua những thành tựu  ở thể loại tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang, khẳng định vị trí của ông trong dòng chảy của văn xuôi Thái Nguyên (nói riêng) và của tiểu thuyết Việt Nam đương đại (nói chung). Đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình sáng tác của Hồ Thủy Giang cũng như nhà văn Thái Nguyên ở thể loại này. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, những thành tựu và hạn chế của tiểu thuyết Hồ Thủy Giang.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu 5 cuốn tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang: 

  • Mắt rừng, Nxb Công an Nhân dân, 2015. 
  • Con đường cát bụi, Nxb Công an Nhân dân, 2016. 
  • Những người mở đường, Nxb Văn học, 2016. 
  • Tể tướng Lưu Nhân Chú, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2016. 
  • Thái Nguyên - 1917, NXb Đại học Thái Nguyên, 2017.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê. 

Phương pháp hệ thống. 

Phương  pháp  khái  quát  - tổng  hợp:  nghiên  cứu  từng  đặc  điểm  trong cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật của nhà văn để  có đánh giá chung nhất về những ưu điểm và hạn chế của tiểu thuyết Hồ Thủy Giang . 

Phương pháp đối chiếu - so sánh: so sánh tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang với một số nhà văn khác để tìm ra những điểm giống và khác biệt khi viết về cùng đề tài, từ đó khẳng định vị trí của nhà văn trong làng văn . 

Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học.

Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm thi pháp học. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và khái quát về tiểu thuyết

Một số vấn đề lí luận về thể loại tiểu thuyết

  • Khái niệm tiểu thuyết.
  • Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.

Tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang trong dòng chảy của tiểu thuyết Thái Nguyên và tiểu thuyết Việt Nam đương đại

  • Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
  • Khái quát về tiểu thuyết Thái Nguyên.
  • Khái quát về tiểu thuyết Hồ Thủy Giang.

2.2 Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết

Khái niệm cảm hứng, cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

  • Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
  • Tinh thần luận giải lịch sử.

Cảm hứng thế sự, đời tư

  • Sự băng hoại đạo đức của con người trong xã hội mới.
  • Gian nan hành trình kiếm tìm hạnh phúc của con người.

2.3 Nghệ thuật trong tiểu thuyết

Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

  • Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

  • Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật.
  • Ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang.

Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

  • Khái niệm giọng điệu nghệ thuật.
  • Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang.

3. Kết luận

Nếu coi tiểu thuyết Thái Nguyên là một bức tranh thì tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang là một gam màu sáng góp phần làm phong phú, đa dạng và hoàn thiện bức tranh đó. Hồ Thủy Giang là một nhà văn có niềm đam mê nghề nghiệp và ý thức  sáng tạo. Mới bén duyên với thể loại tiểu thuyết, nhưng Hồ Thủy Giang đã đi được những bước đầu thành công khi đặt những viên gạch đầu tiên trên chặng đường đổi mới nội dung và nghệ thuật, tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Thành công của tiểu  thuyết Hồ Thủy Giang đã khẳng định vị trí quan trọng của ông trong văn xuôi Thái Nguyên, để ông bước vào thế giới văn xuôi đương đại Việt Nam với những bước đi vững chắc hơn. Về phương diện nội dung, ta nhìn thấy rõ hai mạch sáng tác của ông ở tiểu thuyết đó là cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự, đời tư. Về nghệ thuật, tiểu thuyết Hồ Thủy Giang thể hiện sự nỗ lực tự đổi mới phương thức thể hiện không ngừng của ông trong thể loại này. 5 tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang đều sử dụng thành công nghệ thuật nhân vật xây dựng chân dung nhân vật từ ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý để làm nổi bật số phận và những đóng góp của nhân vật trong lịch sử.

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (1990),  150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân,  Tiểu thuyết và lịch sử (nhân đọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo), https://phebinhvanhoc.com.vn/, cập nhật ngày 10/5/2012. 

Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí văn học số 9/1998. 

Lưu Nhân Chú, http://vi.wikipedia.org, cập nhật ngày 22/2/2017. 

Nguyễn Văn Chung (2006),  Tiểu thuyết Chu Lai thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Khoa Ngữ Văn, ĐHSP Thái Nguyên....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM