Luận văn ThS: Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái

Luận văn Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái làm sáng tỏ các khái niệm lý luận liên quan về phê bình sinh thái và thực tế nghiên cứu văn học từ góc độ phê bình sinh thái ở Việt Nam; giới thiệu đầy đủ về hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều; áp dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều có đề cập tới vấn đề sinh thái; phân tích các tác phẩm dưới góc độ lý thuyết phê bình sinh thái học; đưa ra nhận định chung về cảm quan sinh thái trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều; chỉ ra nét đặc sắc, khác biệt so với sáng tác của một số tác giả khác. 

Luận văn ThS: Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, khám phá đặc điểm của truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều để chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cảm quan sinh thái và nghệ thuật thể hiện. Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề sinh thái trong văn học đương đại và xã hội hiện nay; góp thêm một cái nhìn mới trong đánh giá tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu, phân tích làm sáng tỏ những đóng góp của truyện ngắn, tản văn của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái. 

Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều được tuyển chọn và in trong các tuyển tập: “Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều” (Nxb Văn học 1997), “Mùa hoa cải bên sông” (Nxb Hội nhà văn, 2012); tản văn “Có một kẻ rời bỏ thành phố” (Nxb Hội nhà văn, 2012).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp  hệ thống: đặc điểm truyện ngắn và tản văn về đề tài sinh thái của Nguyễn Quang Thiều  trong văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975.

Phương pháp so sánh : sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích để làm rõ hơn điểm tương đồng và khác biệt trong sáng tác về vấn đề sinh thái của Nguyễn Quang Thiều và một số tác giả đương thời. 

Phương pháp phân tích tác phẩm : phân tích tác phẩm để làm rõ những đặc điểm nổi bật trong những truyện ngắn và tản văn về đề tài sinh thái.

Phương pháp liên ngành: vận dụng những tri thức khoa học các ngành khác nhau để tìm hiểu tác phẩm.

Ngoài ra, còn vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học để nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh thái của Nguyễn Quang Thiều qua điểm nhìn, motif hình ảnh, giọng điệu… 

2. Nội dung

2.1 Phê bình sinh thái

Một số vấn đề về lý thuyết phê bình sinh thái học

  • Khái lược về phê bình sinh thái.
  • Phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam hiện đại.

Sáng tác của Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy văn học sinh thái sau 1975

  • Sự hình thành và phát triển của văn xuôi sinh thái sau 1975.
  • Hành trình sáng tác của Nguyễn Quang Thiều.
  • Khuynh  hướng  sinh  thái  trong  tác  phẩm  của  Nguyễn  Quang Thiều.

2.2 Cảm quan sinh thái và những bình diện cơ bản 

Khái niệm cảm quan sinh thái và những phương diện sinh thái

  • Khái niệm cảm quan sinh thái.
  • Những phương diện sinh thái cơ bản.

Những bình diện sinh thái cơ bản trong truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều

  • Thiên nhiên như một ngôn ngữ sinh động và đầy biểu cảm.
  • Hoài cảm về làng quê với những giá trị văn hóa truyền thống.
  • Hấp lực và mặt trái của đời sống đô thị.

2.3 Phương thức biểu hiện cảm quan sinh thái

Hệ thống biểu tượng mang đậm ý nghĩa sinh thái

  • Biểu tượng không gian sinh thái.
  • Biểu tượng về “cái chết” của tự nhiên.

Ngôn ngữ nghệ thuật biểu cảm

  • Ngôn ngữ giàu chất thơ.
  • Lối bình luận tự nhiên, sắc sảo.

Giọng điệu nghệ thuật

  • Giọng trữ tình hoài nhớ.
  • Giọng tra vấn, tự vấn, hoài nghi.

3. Kết luận

Trong dòng chảy văn học sinh thái sau 1975; truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều đã có một số đóng góp nổi bật, nhất là ở mảng văn xuôi sinh thái đô thị. Có một nguồn mạch sinh thái thẳm sâu trong truyện ngắn và dồi dào mạnh mẽ trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Nhà văn đã khai thác và thể hiện trong tác phẩm của mình những bình diện sinh thái cơ bản sau: thiên nhiên như một ngôn ngữ sinh động và biểu cảm; hoài cảm về làng quê với những giá trị văn hóa truyền thống; hấp lực và mặt trái của đời sống đô thị. Hai bình diện đầu tiên thể hiện được chất thơ lãng mạn và sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Quang Thiều. Bình diện thứ ba cho thấy góc nhìn thẳng cùng những khám phá mới mẻ của nhà văn về vấn đề sinh thái đô thị. Tác giả nêu lên sự tồn tại song song hai mặt của văn minh đô thị nhưng thiên về khai thác mặt trái của nó nhiều hơn. Bằng sự sắc sảo và nhạy bén của một nhà báo và tư chất của một nhà văn, Nguyễn Quang Thiều đã chỉ ra và phân tích lý giải từng góc khuất nhỏ trong đời sống đô thị. Mỗi tác giả có phong cách nghệ thuật riêng và có những cách sáng tạo riêng khi cầm bút tùy thuộc vào vốn văn hóa mà họ thụ hưởng. Nguyễn Quang Thiều là một cây bút tài năng, am hiểu và yêu quý giá trị văn hóa truyền thống cũng như nhạy bén với sự đổi mới. Vì vậy, khi sử dụng các phương tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung sinh thái, tác giả đã vận dụng cả những yếu tố truyền thống và hiện đại. Nhà văn sử dụng một số biểu tượng nghệ thuật về không gian, về cái chết của tự nhiên gây được sự chú ý và ám ảnh. Hệ thống những biểu tượng này vừa có nét truyền thống vừa mang dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả.

4. Tài liệu tham khảo

Tạ Duy Anh (2014), Làng quê đang biến mất , Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 

Trịnh Thùy Dương (2016),  Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 

Anh Chi (2011), Những dấu vết của sự nếm trải , Báo văn nghệ số 23. 

Nguyễn  Việt  Chiến     (2011),  Đám  mây  thơ  trên  cây  ánh  sáng ,   http:// thanhnien.vn, ngày 21/5/2011. 

Nguyễn  Đăng  Điệp  (2013), Đổi  mới  thơ  Việt  Nam  đương  đại  nhìn  từ trường  hợp  Nguyễn  Quang  Thiều, http://vienvanhoc.vass.gov.vn,  ngày 10/1/2013. 

Nguyễn Đăng Điệp (2003), Nguyễn Quang Thiều: nước, lửa, những cánh đồng và dòng sông, http: // talawas.org, ngày 15/4/2003....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM