Tiểu luận: Thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của một số biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận Thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của một số biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô là giá trị xuất khẩu, tiết kiệm, tổng đầu tư tư nhân trong nước, chi tiêu chính phủ và chỉ số giá tiêu dùng đến tăng trưởng kinh tế mà một biến có thể đo lường là GDP bình quân đầu người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tiểu luận: Thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của một số biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ

1. Mở đầu

1.1  Lý do chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới, là thước đo đánh giá sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của từng quốc gia. Hoa Kỳ - một cường quốc với nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, đóng vai trò quan trọng, gây ảnh hưởng lớn đối với thị trường toàn cầu. Sau Thế chiến II, nền kinh tế Mỹ đã phát triển nhảy vọt nhờ có chính sách điều tiết của chính phủ có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần II. Hiện nay, Mỹ đang là 1 trong những nước giàu nhất (tính theo GDP bình quân đầu người), nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế trên toàn thế giới. Có thể nói rằng thành công trong tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ rất đáng kinh ngạc. Vậy điều gì tạo nên sự tăng trưởng đó? Để hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng thần kỳ của Hoa Kỳ, chúng em quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ” để nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô là giá trị xuất khẩu, tiết kiệm, tổng đầu tư tư nhân trong nước, chi tiêu chính phủ và chỉ số giá tiêu dùng đến tăng trưởng kinh tế mà một biến có thể đo lường là GDP bình quân đầu người. Tiểu luận gồm những mục tiêu cụ thể sau:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô là giá trị xuất khẩu, tiết kiệm, tổng đầu tư tư nhân trong nước, chi tiêu chính phủ và chỉ số giá tiêu dùng đến tăng trưởng kinh tế.
  • Ước lượng mô hình hàm hồi quy và phân tích ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô trên đến GDP bình quân đầu người. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình đã được ước lượng.
  • Gợi ý, đề xuất một số biện pháp tác động đến các biến vĩ mô trên nhằm tác động đến tăng trưởng kinh tế Hoa Kì.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô giá trị xuất khẩu, tiết kiệm, tổng đầu tư tư nhân trong nước, chi tiêu chính phủ và chỉ số giá tiêu dùng đến tăng trưởng kinh tế mà đại diện là GDP bình quân đầu người.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến GDP bình quân đầu người của nền kinh tế Hoa Kì, trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2015.

1.4 Những hạn chế và khó khăn khi thực hiện

Nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô đến nền kinh tế Mỹ chưa được nhiều người ở Việt Nam thực hiện nên chủ yếu chúng em tìm một số nghiên cứu liên quan ở nước ngoài. Tuy nhiên, do hạn chế về việc tìm kiếm toàn bộ nội dung của nghiên cứu, việc lược dịch hay trích dẫn, tổng hợp kiến thức chuyên ngành nên không tránh khỏi thiếu sót.

Về việc khắc phục khuyết tật của mô hình, dữ liệu tổng hợp được là các số liệu vĩ mô theo chuỗi thời gian nên dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, khuyết tật sai số không có phân phối chuẩn. Nhóm chưa đưa ra được giải pháp khắc phục toàn vẹn. Ở đa cộng tuyến, nhóm cho rằng có thể bỏ qua do mục đích nghiên cứu, đối với khuyết tật sai số không có phân phối chuẩn, ta có thể tăng kích thước mẫu số liệu nhưng do không tìm được số liệu trước năm 1960 và sau 2015 đầy đủ cho cả 6 biến nên tạm thời nhóm chưa khắc phục cụ thể bằng phương pháp này.

2. Nội dung

2.1 Cở sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động

  • Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
  • Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
  • Ưu điểm và hạn chế của tăng trưởng kinh tế
  • Cơ sở lý luận về những ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến tăng trưởng kinh tế
  • Các nghiên cứu có liên quan
  • Lỗ hổng trong các nghiên cứu kể trên

2.2 Xây dựng mô hình ảnh hưởng của một số chỉ tiêu vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ

  • Phương pháp luận của nghiên cứu
  • Xây dựng mô hình lý thuyết
  • Mô tả số liệu của mô hình

2.3 Ước lượng, kiểm định mô hình, suy diễn thống kê và đề ra một số giải pháp 

  • Mô hình ước lượng
  • Phân tích kết quả
  • Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần
  • Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình
  • Kiểm định giả thiết 
  • Ước lượng khoảng tin cậy và giải thích
  • Giải pháp

3. Kết luận

Kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, với sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ đang có xu hướng ổn định và chậm dần thay vì bùng nổ, tuy nhiên vẫn đang là một trong những  nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.

Kết quả mô hình Gretl thu được cho thấy hai biến tổng đầu tư tư nhân trong nước và tổng giá trị xuất khẩu tác động thuận chiều lên GDP.

Cuối cùng, tiểu luận đã kiến nghị thêm một số giải pháp tác động đến tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ thông qua các biến độc lập đã được nghiên cứu trong mô hình.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

GS.TS. Nguyễn Quang Dong, TS. Nguyễn Thị Minh ( 2012). Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

PGS. TS Nguyễn Văn Công (2012). Giáo trình Lí thuyết kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân

Trương Bá Hiển.  Bản chất và vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER)

TS. Phạm Thế Anh (2008). Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế:khảo sát lý luận tổng quan. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014). Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

4.2 Tiếng Anh

Christopher Conte và Albert R.Karr (2003). Khái quát nền kinh tế Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Ralph Landau và Nathan Rosenberg (1988). Strategies for U.S Economic Growth, National Academy Press, Washington D.C

The council of economic advisers (October 1995). Supporting Research and Development to Promote Economic Growth: The Federal Government's Role

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế học trên ---

Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM