Luận văn ThS: Truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới

Luận văn Truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới giúp chúng ta thấy rõ sự đóng góp to lớn của Y Ban về phương diện sáng tạo nghệ thuật truyện ngắn thời kì đổi mới, đồng thời đề tài cũng góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người yêu thích văn học Việt Nam đương đại.

Luận văn ThS: Truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Góp phần tìm hiểu một cách toàn diện đặc điểm truyện ngắn Y Ban, trong đó nhấn mạnh đến phương diện nhân vật, cốt truyện và tình huống. Chỉ ra những nét đặc sắc của truyện ngắn Y Ban trong tương quan với truyện ngắn của một số nhà văn nữ cùng thời. Khẳng định đóng góp của nhà văn trong tiến trình đổi mới truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới, trong đó chú ý nhấn mạnh hai phương diện chủ yếu  đó là thế giới nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào một số truyện ngắn tiêu biểu đã xuất bản: 

  • Người đàn bà có ma lực – Tập truyện ngắn – Nxb Hà Nội, 1993 
  • Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm – Tập truyện ngắn – Nxb Hội nhà văn, 1995 
  • Vùng sáng kí ức – Tập truyện ngắn – Nxb Hội nhà văn, 1996 
  • Truyện ngắn Y Ban – Tập truyện ngắn – Nxb Văn học, 1998 
  • Miếu hoang – Tập truyện ngắn – Nxb Thanh niên, 2000 
  • Cẩm cù – Tập truyện ngắn – Nxb Hà Nội, 2001 
  • Cưới chợ và những truyện ngắn mới–Tập truyện ngắn - Nxb Văn học, 2005 
  • I am đàn bà – Tập truyện ngắn – Nxb Phụ nữ, 2006 
  • Hành trình tờ tiền giả - Tập truyện ngắn – Nxb Hội nhà văn, 2009 
  • Cuối cùng thì đàn bà muốn gì?- Tập truyện ngắn- Nxb Phụ nữ, 2015 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, khảo sát: Với số lượng tác phẩm khá lớn phương pháp này sẽ giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm về cốt truyện, các kiểu dạng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban.

Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu truyện ngắn của Y Ban với sáng tác của các nhà văn khác để thấy điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Y Ban.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới qua việc phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu ở các tác phẩm cụ thể để minh chứng  cho các luận điểm của luận văn.

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật được Y Ban vận dụng trong sáng tác của mình thông qua đó hiểu được giá trị văn hóa và là con đường tiếp cận tác phẩm văn học của chị.

2. Nội dung

2.1 Văn xuôi thời kì đổi mới

Vài nét về văn xuôi thời kì đổi mới

Những dấu hiệu khởi sắc của văn xuôi nữ

Sự xuất hiện của Y Ban

  • Vài nét về tác giả
  • Quan điểm sáng tác của Y Ban
  • Sự nghiệp sáng tác của Y Ban

2.2Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban

Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học và trong truyện ngắn Y Ban

  • Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
  • Quan niệm nghệ thuật về con người của Y Ban

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban

  • Khái niệm nhân vật
  • Một số kiểu nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Y Ban

Các phương thức xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Y Ban

  • Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình
  • Xây dựng nhân vật qua nghệ thuật khắc họa nội tâm

2.3 Cốt truyện và tình huống truyện

Cốt truyện

  • Khái niệm cốt truyện
  • Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Y Ban

Tình huống truyện trong truyện ngắn Y Ban

  • Khái niệm tình huống truyện
  • Các kiểu tình huống truyện

3. Kết luận

Khảo sát và phân tích mười tập truyện ngắn của  Y Ban chúng ta thấy một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng, cốt truyện và tình huống truyện độc đáo. Y Ban rất sắc sảo khi viết về cuộc sống, con người trong cuộc sống đời thường với những tâm tư, ẩn ức sâu thẳm trong tâm hồn họ. Tư duy hướng nội đã chi phối thế giới nhân vật trong tác phẩm của chị. Nhân vật trong truyện ngắn Y Ban thiên về biểu hiện tâm trạng. Y Ban để cho nhân vật một khoảng trống để biện  hộ, giải thích hay dằn vặt bản thân để thức tỉnh, hoàn thiện nhân cách. Qua việc tìm hiểu nghiên cứu truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới chúng tôi nhận thấy Y Ban thực sự là một nhà văn có trách nhiệm với nghề cầm bút, luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới cảm hứng sáng tạo cũng như cách thức thể hiện. Với những thành tựu đã đạt được Y Ban đã tạo lập cho mình một chỗ đứng trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn nói riêng. Chị thật sự là một gương mặt ấn tượng trên văn đàn Việt Nam của văn xuôi thời kì đổi mới

4. Tài liệu tham khảo

Tạ Duy Anh (2015), Bên trong lớp vỏ mang tên Y Ban 

Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học số 4. 

Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 

Xuân Cang (2003), Y Ban và những thân phận đàn bà, Báo Văn nghệ số 25. 

Nguyễn Minh Châu (1994),  Trang giấy trước đèn, Nxb KHXH 

Hà Minh Đức (1992), Lí luận văn học , Nxb Giáo dục 

Hoàng Ngọc Hà  (1993), Những nung nấu nghệ thuật về  Hà Nội hào hoa (trích báo cáo kết quả cuộc thi viết tiểu thuyết và truyện ngắn về đề tài Hà Nội).Báo Văn nghệ số 44...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM