Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được thể loại văn học về thơ và truyện. Từ đó, các em sẽ có thể phân tích những thể loại văn học đó trong một tác phẩm cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nhận diện những loại và thể trong văn học được xác định một cách cụ thể như sau:

+ Loại lớn hơn thể, một loại bao gồm nhiều thể. Ví dụ: Loại trữ tình gồm các thể: thơ ca, khúc ngâm; Loại tự sự gồm các thể: truyện, kí, tiểu thuyết;…

+ Loại là phương thức tồn tại chung, thể là sự hiện thực hóa của loại.

2. Soạn câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tìm hiểu về thể loại văn học: Thơ:

- Đặc điểm về loại thơ: thơ có vần, điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người.

- Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng

- Thơ phân loại theo cách tổ chức có luật thơ, thơ tự do, thơ văn xuôi

- Những yêu cầu chính khi đọc - hiểu một bài thơ gồm:

+ Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác.

+ Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ.

+ Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ.

+ Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất

3. Soạn câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tìm hiểu về thể loại văn học: Truyện:

- Đặc trưng của truyện:

+ Phản ánh đời sống trong tính khách quan: cốt truyện, sự việc, nhân vật.

+ Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật, đối thoại, độc thoại.

- Các kiểu loại truyện:

+ Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

+ Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.

+ Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

- Yêu cầu về đọc truyện:

+ Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác

+ Phân tích diễn biến cốt truyện.

+ Phân tích các nhân vật

+ Tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ "Câu cá mùa thu":

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình.

+ Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên.

+ Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc.

+ Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư.

- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự

- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng.

=> Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét và phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” trên những phương diện sau đây:

- Cốt truyện: không có cốt truyện, các chi tiế là một sự duy trì tuần hoàn về không gian thời gian.

- Nhân vật: lần lượt xuất hiện theo thời gian. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Nhân vật là những kiếp người nhỏ bé, lụi tàn sống nơi phố huyện nghèo.

- Lời kể: tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng.

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM