Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể nắm được những nét chính về nhà văn Nam Cao. Từ đó, các em sẽ có cơ sở để tìm hiểu những tác phẩm văn chương của nhà văn. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Cần nắm một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao:

- Quê hương, gia đình:

+ Nam Cao (1915 – 1951) 

+ Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông quanh năm nghèo đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề.

=> Gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ.

- Trước cách mạng:

+ Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn.

+ Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám.

- Sau cách mạng:

+ Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Cao công tác văn nghệ, báo chí ở Việt Bắc, tham gia chiến dịch biên giới (1950).

+ Năm 1951, ông bị giặc bắt và hi sinh.

=> Có ý nghĩ tiêu biểu cho lớp trí thức đương thời xuất thân từ nông thôn nghèo khó.

- Con người của Nam Cao, đặc biệt là trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nổi bật một số đặc điểm:

+ Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời.

+ Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với người nông dân nơi đồng ruộng làng quê.

+ Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản.

2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao có thể khái quát thành những nội dung chính như sau:

+ Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật.

+ Nghệ thuật phải nói lên những điều lớn lao, mạnh mẽ, mang tầm nhân loại, phải có tư tưởng nhân đạo.

+ Nghệ thuật luôn là tìm tòi, sáng tạo, không cho phép lặp lại, cẩu thả.

3. Soạn câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nam Cao là con người vào lòng nhân hậu nên khi nhà văn viết về người trí thức nghèo, nông dân khốn khổ, ông thường thể hiện:

- Viết về người trí thức nghèo Nam Cao thường trăn trở về:

+ Tình cảnh sống dở chết dở của người trí thức nghèo.

+ Tấn bi kịch, tinh thần dai dẳng đau đớn ở họ.

+ Xã hội ngột ngạt, phi nhân tính đã bóp nghẹt sự sống con người.

+ Niềm khao khát về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

- Viết về người nông dân cùng khổ Nam Cao thường trăn trở về:

+ Một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam: đói nghèo, sơ xác, bần cùng, thê thảm.

+ Những phận người thấp cổ bé họng, bị lăng mạ, xỉ nhục, đẩy vào đường cùng.

+ Đi sâu vào tình trạng người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa, mất hết nhân hình lẫn nhân tính.

+ Tố cáo đanh thép xã hội tàn bạo.

+ Phát hiện khẳng định bản chất lương thiện ngay cả trong những con người bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.

4. Soạn câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nam Cao có phong cách nghệ thuật hết sức đặc biệt như sau:

- Đặc biệt chú ý và hướng tới thế giới bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài

- Có biệt tài trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật.

- Viết về cái nhỏ nhặt hàng nhưng vẫn làm nổi bật được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

- Giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm.

=> Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM