Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài "Bài ca ngất ngưởng" dưới đây sẽ mang đến cho các em những kiến thức cơ bản về ý nghĩa lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, đồng thời các em sẽ nắm được một vài đặc điểm cơ bản của thể hát nói. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Sở dĩ tác giả sử dụng đến 4 lần từ "ngất ngưởng" trong bài thơ của mình là để nhấn mạnh ý nghĩa lối sống ngất ngưởng của ông:

+ Từ "ngất ngưởng" thứ nhất thể hiện tài năng, tài thao lược khi làm quan.

+ Từ "ngất ngưởng" thứ hai thể hiện sự ngang tàng của bản thân khi là một người dân, ngang tàng nhưng không hống hách, cái ngang tàng của ông ẩn dụ cho lối sống thẳng thắn, chính trực, thành thật.

+ Từ "ngất ngưởng" thứ ba thể hiện thái độ ngông hơn người của ông và ông cho rằng những việc làm ấy đáng được khen ngợi, tự đánh giá bản thân cao.

+ Từ "ngất ngưởng" cuối cùng thể hiện sự coi thường, không màng danh lợi của ông, ông tự do và thỏa thích vui chơi, không loay hoay với sự ràng buộc nào cả.

2. Soạn câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó nhưng ông vẫn ra làm quan là vì:

+ Ông muốn thực hiện hoài bão giúp nước cứu đời, đó là tài năng và cũng là hoài bảo lớn nhất đời ông.

+ Sự kiêu hãnh, tự hào vì sự có mặt trên cõi đời. Ông muốn mỗi giây phút tồn tại trên cõi đời phải sống thật ý nghĩa, không sống hoài, sống phí.

+ Vì nợ công danh của chí làm trai thôi thúc ông phải góp sức giúp đời. Chí làm trai còn được thể hiện rất nhiều trong những bài thơ khác của ông.

3. Soạn câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nguyễn Công Trứ đã tự cho mình ngất ngưởng là vì:

+ Ông có tài năng hơn người qua các ông tự kể về mình, tự đề cao bản thân mình.

+ Ông đã hoàn thành những việc tầm thường lẫn vĩ đại khi mình làm quan.

+ Ông là người giữ đúng nghĩa vua tôi nhưng vẫn có quan điểm cá nhân của riêng mình.

4. Soạn câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- So với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói có sự linh hoạt hơn:

+ Không gò bó số tiếng trong câu. Còn những bài thơ Đường luật quy định số câu rất khắt khe.

+ Cách chia khổ người viết có thể tự mình thực hiện, không gò bó như những bài thơ Đường luật.

+ Thơ hát nói tự do trong việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm, bỏ qua sự gò bó trong lễ giáo phong kiến.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Giữa bài "Bài ca ngất ngưởng""Bài ca phong cảnh Hương Sơn" có sự khác biệt rất lớn bởi do hai nhà thơ với hai lối sống hoàn toàn khác nhau, cách sử dụng từ ngữ cũng khác nhau:

+ Từ ngữ của "Bài ca ngất ngưởng"  hoàn toàn phù hợp với lối sống có chút ngạo nghễ, phóng khoáng và tự do của Nguyễn Công Trứ và lối sống này cũng chính là phong cách của Nguyễn Công Trứ.

+ Từ ngữ của "Bài ca phong cảnh Hương Sơn"  thiên về sự nhẹ nhàng, mang tính thiền, qua đó thể hiện sự tự hào về cảnh đẹp của quê hương đất nước.

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM