Soạn bài Tự tình 2 Ngữ Văn 11 tóm tắt

Tài liệu soạn văn tóm tắt bài Tự tình giúp các em có thêm những kiến thức hữu ích trước khi lĩnh hội tác phẩm trên lớp. Qua bài soạn, các em hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, làm cơ sở để các em tiếp thu bài học hiểu quả hơn. 

Soạn bài Tự tình 2 Ngữ Văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

  • Tâm trạng: buồn tủi, xót xa, ngao ngán trước thực tại, trước duyên phận hẩm hiu.
  • Thời gian: đêm khuya ⇒ gợi cảm giác tâm trạng buồn thêm buồn
  • “Trơ”: trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng ⇒ nỗi đau và sự thách thức
  • “Cái hồng nhan”: gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.
  • “Say lại tỉnh” ⇒ cái vòng luẩn quẩn của duyên số, nỗi xót xa, thương cảm cho chính bản thân mình.
  • Hình tượng “Bóng xế”: tuổi xuân đã trôi qua mà đường tình duyên còn dang dở.

2. Soạn câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

  • Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 diễn tả nỗi niềm phẫn uất của con người:
  • Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây...
  • Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh (xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.

=> Hai câu thơ khẳng định sức sống mạnh mẽ, quyết liệt, muốn bứt phá rào cản để tự đi tìm hạnh phúc của tác giả.

3. Soạn câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

  • Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Xuân của tự nhiên qua đi rồi sẽ trở lại nhưng tuổi xuân của người thì không. Từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, còn từ “lại” thứ hai mang nghĩa trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi.
  • Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – san sê- tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.

4. Soạn câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, trước sự trớ trêu của số phận nhưng Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

5. Soạn câu luyện tập trang 20 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Giống nhau:

  • Sử dụng thơ Nôm đường luật, thể hiện tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến...
  • Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

- Khác nhau:

  • Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.
  • Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn.
Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM