Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những mâu thuẫn trào phúng trong truyện ngắn "Tinh thần thể dục". Từ đó, các em sẽ hiểu được những ý nghĩa sâu sắc mà Nguyễn Công Hoan muốn gửi gắm trong tác phẩm. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 177 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có bố cục độc đáo như sau:

+ Phần 1 (từ đầu... Lê Thăng): lệnh của quan trên qua trát quan tới làng.

+ Phần 2 (tiếp… “vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí.

+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao.

- Cách dựng tình huống và cốt truyện thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra:

+ Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân.

+ Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, mà bị bắt như tù binh.

+ Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân.

+ Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch.

→ Tác giả muốn người đọc thấy cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó.

2. Soạn câu 2 trang 177 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Truyện có mâu thuẫn tạo nên tiếng cười cho người đọc bởi cách đi xem đá bóng - là một hoạt động giải trí nhưng người dân lại bị bắt ép, là mối họa của người dân.

- Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chung trong toàn bộ tác phẩm:

+ Cảnh 1: yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh.

+ Cảnh 2: Anh Mịch van xin ông Lí miễn cho việc đi xem đá bóng vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng những lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.

+ Cảnh 3: bác Phô gái xin cho chồng mình không phải đi xem đá bóng với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí.

+ Cảnh 4: bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có nhiều tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn.

+ Cảnh 5: cảnh van xin, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Đánh đập, quán thảo, chửi rủa...

+ Cảnh 6: không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.

3. Soạn câu 3 trang 177 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nguyễn Công Hoan đã gửi gắm ý nghĩa:

- Từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho cái “tinh thần thể dục” và thái độ cự tuyệt, trốn tránh kiên quyết của người dân, truyện làm bật lên tiếng cười hài hước châm biếm hướng đến chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến, tay sai.

- Truyện góp phần làm lật tẩy âm mưu của bọn thực dân khi chúng bày ra cái gọi là "phong trào thể thao", "sức khỏe nòi giống" nhưng thực chất là đánh lạc hướng thanh niên, làm phân tán tinh thần đấu tranh và nhiệm vụ cứu nước của họ lúc đó.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM