Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây giúp các em tìm hiểu bài học một cách cụ thể theo nội dung từng câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích gửi đến các em,. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Bố cục

  • Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên mùa thu miền quê.
  • Phần 2 (hai câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

2. Soạn câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

  • Điểm nhìn từ trên thuyền câu ⇒ nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời ⇒ nhìn tới ngõ vắng ⇒trở về với ao thu.
  • Cảnh thu được đón nhận từ gần ⇒ cao xa ⇒ gần. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

3. Soạn câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Bức tranh mùa thu sống động, tươi đẹp đặc trưng ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ:

- Cảnh vật thanh sơ, dịu nhẹ: sắc nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

- Đường nét, chuyển động khẽ khàng, tinh tế: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.

- Hòa sắc tạo hình:

  • Màu xanh của trời, nước, cây bèo.
  • Màu vàng tinh tế của chiếc lá thu.
  • Ao nhỏ, thuyền nhỏ, con người cũng như thu lại xinh xắn, duyên dáng.

4. Soạn câu 3 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

  • Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng.⇒ Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động, hoặc chuyển động nhẹ, khẽ, làm nổi bật sự tĩnh lặng.
  • Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo⇒ Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật ⇒ Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

=> Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

5. Soạn câu 4 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Vần “eo” là một vần khó luyến láy, khó vận thế nhưng nó lại được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình. Vần “eo” hợp với tất cả các câu bắt buộc (câu 1,2,4 và câu 8). Nó góp phần diễn tả cảm giác về một không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín lại, tạo nên sự hài hòa với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình.

6. Soạn câu 5 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Qua bài thơ, ta cảm nhận được Nguyễn Khuyến:

  • Là một người yêu và hòa hợp với thiên nhiên làng cảnh Việt Nam thông qua những quan sát tinh tế, tỉ mỉ.
  • Có tấm lòng yêu đất nước thiết tha, mang tâm sự đau buồn trước tình cảnh đất nước đau thương.

7. Soạn câu 1 luyện tập trang 22 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ:

  • Cách gieo vần chân ( hiệp vần “eo”) gợi sự nhỏ bé, tĩnh lặng.
  •  Sử dụng động từ, tính từ tinh tế, chọn lọc.
  •  Sáng tạo trong cách kết hợp từ: “khẽ đưa vèo”, “hơi gợn tí”,…
  •  Sử dụng từ láy “đắt”.

=> Khắc họa tinh tế cảnh thu và tình thu.

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM