Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có năng lực đọc - hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ như sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Nội dung

1.1. Soạn câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Có thể thấy trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX biểu hiện nội dung yêu nước rất rõ:

+ Yêu nước gắn với lí tưởng trung quân ái quốc.

+ Tự hào về truyền thống của dân tộc.

+ Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc.

+ Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước.

- Biểu hiện mới:

+ Ý thức về vai trò của người trí trức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm).

+ Cảm hứng bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu)…

1.2. Soạn câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này:

+ Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo trong giai đoạn này trở thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì trong đời sống văn học xuất hiện liên tiếp hàng loạt những tác phẩm mang nội dung nhân đạo có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương...

+ Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới so với các giai đoạn văn học trước: hướng vào quyền sống của con người nhất là người phụ nữ, ý thức về cá nhân: quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân (Tự tình bài II - Hồ Xuân Hương, Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ...).

+ Ví dụ: Thơ Hồ Xuân Hương: đó là con người bản năng khao khát hạnh phúc, tình yêu, dám mạnh mẽ nói lên một cách thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ.

1.3. Soạn câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Chúng ta thấy giá trị phản ánh trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" - Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, khắc họa cụ thể như sau:

+ Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) tái hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa nhưng ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa. Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh những năm cuối thế kỉ XVIII.

+ Thế nhưng cuộc sống của con người lại chẳng có tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng, ốm yếu, thiếu hẳn sinh khí - nguyên nhân căn bệnh của chúa nhỏ.

1.4. Soạn câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Đề cao đạo lí nhân nghĩa, yêu nước và chống giặc ngoại xâm.

- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình. Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

- Vẻ đẹp bi tráng va bất tử của người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Bi: Gợi lên cuộc sống vất vả, lam lũ. Nỗi đau buồn, thương tiếc trước sự mất mát, hi sinh và tiếng khóc đau thương của người còn sống.

+ Tráng: Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa sĩ.

→ Tạo nên tiếng khóc lớn lao, cao cả.

2. Phương pháp

2.1. Soạn câu 1 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Lê Hữu Trác:

+ Tên tác phẩm: Vào phủ chúa Trịnh.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của phủ chúa Trịnh.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ chân thật, sắc sảo.

- Hồ Xuân Hương:

+ Tên tác phẩm: Tự tình bài (II)

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  •  Nội dung: Thể hiện tâm trạng của Hồ Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận. Qua đó cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

  • Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng độc đáo.

- Nguyễn Khuyến:

+ Tên tác phẩm: Câu cá mùa thu.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tâm trạng của tác giả.
  • Nghệ thuật: Gợi tả tinh tế cảnh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.

- Tú Xương:

+ Tên tác phẩm: Thương vợ.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh.
  • Nghệ thuật: Lời thơ giản dị mà sâu sắc.

- Nguyễn Công Trứ:

+ Tên tác phẩm: Bài ca ngất ngưỡng.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Bản lĩnh cá nhân được bộc lộ.
  • Nghệ thuật: Sử dụng thành công thể loại hát nói tổng hợp giữa nhạc và thơ.

- Cao Bá Quát:

+ Tên tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường, khao khát cuộc sống cao cả khác.
  • Nghệ thuật: Diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình.

- Nguyễn Đình Chiểu:

+ Tên tác phẩm: Lẽ ghét thương.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Nói lên tình cảm yêu mến rất phân minh, tấm lòng thương dân sâu sắc.
  • Nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc, chân thật.

- Nguyễn Đình Chiểu:

+ Tên tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Ngợi ca những người anh hùng dũng cảm đã hi sinh vì đất nước.
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động, sắc thái Nam Bộ.

- Ngô Thì Nhậm:

+ Tên tác phẩm: Chiếu cầu hiền

+ Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Thể hiện chủ trương nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
  • Nghệ thuật: Lí lẽ thuyết phục đặc sắc.

2.2. Soạn câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Tư duy nghệ thuật: thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức:

- Tính quy phạm: thể hiện rõ nhất trong bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến là ở việc sử dụng các chất liệu quen thuộc như: trời thu xanh, lá thu vàng và hình ảnh con người trầm tư, buồn lặng.

- Sự sáng tạo của bài thơ thể hiện ở cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ: chiếc ao làng sóng hơi gợn, nước trong veo, lạnh lẽo, lối vào ngõ trúc quanh co... Đặc biệt cách gieo vần độc đáo "eo" gợi cảm giác không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như đang thu hẹp, nhỏ dần, khép kín.

b. Quan niệm thẩm mĩ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả:

- Các điển tích, điển cố:

+ Đoạn trích "Lẽ ghét thương" (trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu):

  • Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sự Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn.
  • Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc → Là những điển tích về những người có tài đức nhưng lại phải chịu một cuộc đời vất vả, bị gièm pha, bị người hại.

+ "Bài ca ngất ngưởng" (Nguyễn Công Trứ): Phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Dũ... nhằm nhấn mạnh cái thú tiêu dao của một người sống ngoài vòng danh lợi, đồng thời cũng là để khẳng định sự ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa...

+ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" (Cao Bá Quát): Ông tiên ngủ kĩ, danh lợi... là những điển tích, điển cố, những thi liệu hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lệ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện niềm khao khát đổi thay cuộc sống.

c. Có thể thấy bút pháp nghệ thuật trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" (Cao Bá Quát), bút pháp tượng trưng đã được nhà thơ sử dụng khá hiệu quả. Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi. 

d. Tên thể loại gắn với tên tác phẩm văn học:

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).

- Bài ca ngất ngưởng (hát nói).

- Chiếu dời đô (chiếu).

- Bình Ngô đại cáo (cáo).

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM