Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được vai trò quan trọng của việc sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh đã được tác giả vận dụng linh hoạt trong đoạn văn:

+ Thao tác phân tích: là những phân tích để làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu tự đại và “Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” nghĩa là thế nào?

+ Thao tác so sánh (người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng giúp cho người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

-> Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích đóng vai trò chủ đạo, còn thao tác lập luận so sánh có vai trò hỗ trợ để góp phần cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.

- Mục đích, tác dụng và cách kết hợp của thao tác lập luận trong đoạn trích: Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tính tự kiêu, tự đại trong mỗi con người và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

- Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.

2. Soạn câu 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh viết đoạn văn:

a. Xây dựng một bộ phận trong một bài văn hoàn chỉnh như sau:

- Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình - Hồ Xuân Hương.

- Luận điểm cần có: vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật.

- Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

b. Những luận cứ và thao tác lập luận cần sử dụng là:

- Luận cứ:

+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện.

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm.

+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ.

+ Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

- Thao tác lập luận chính: Phân tích.

c. Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ,... và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn... để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.

3. Soạn câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Các kĩ năng cần luyện tập để viết một bài văn sinh động, phong phú như sau:

a. Luận điểm khác: Vẻ đẹp nội dung:

- Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường.

- Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi.

- Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương.

- Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán chường, buồn tủi.

b. Có thể chọn một số phẩm chất tiêu biểu: trung thực, hiếu học, dũng cảm,…

- Phẩm chất: trung thực.

+ Khái niệm - thao tác phân tích.

+ Vì sao học sinh lại cần có đức tính trung thực - thao tác phân tích.

+ Biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập và cuộc sống - thao tác phân tích, so sánh.

+ So sánh với hiện tượng thiếu trung thực.

+ Cách rèn luyện tính trung thực - thao tác phân tích.

c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh: “Từng nghe nói rằng …..ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền trang 68 SGK Ngữ văn 11 tập 1).

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM