Bài học Địa lý 11
Với mong muốn giúp các bạn học tập tốt môn Địa lý lớp 11, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh bộ nội dung bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 12. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các bạn nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài kèm theo đó là phần bài tập luyện tập có hướng dẫn giải chi tiết để ôn lại kiến thức. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu Địa lí 11
Bên cạnh việc giúp học sinh có cái nhìn khái quát về bức tranh kinh tế - xã hội của thế giới, đặc điểm của các nền kinh tế tiêu biểu, Địa lí 11 tiếp tục củng cố và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan trọng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích hình ảnh, sơ đồ, nhận xét bảng số liệu,... Ngoài ra, những nội dung của chương trình Địa lí 11 sẽ giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng kinh tế - xã hội của một số quốc gia, khu vực, quan tâm đến những vấn đề như dân số, môi trường,...
Với mong muốn giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học phù hợp eLib biên soạn hệ thống nội dung bài học Địa lí 11 theo chương trình chuẩn SGK môn Địa lí 11 gồm 2 chương với 12 bài học. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các bạn học sinh có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Địa lí 11
2.1. Chăm chú nghe giảng trên lớp
Muốn học tốt tất cả các môn học nói chung và Địa lí nói riêng thì tất cả các bạn học sinh đều cần xây dựng cho mình ý thức học tập thật tốt.
Trong giờ học không nên nói chuyện hay làm việc riêng mà cần chăm chú nghe giảng.
Kiến thức Địa lí lớp 11 khá khó, nếu bạn bỏ lỡ bài giảng thì sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, khi về nhà bạn đọc lại kiến thức cũng không hiểu. Trong khi kiến thức Địa lí bài sau liên quan đến bài trước nếu không hiểu thì sẽ không học tốt được và đương nhiên kết quả học tập sẽ kém.
Chính bởi vậy các bạn cần chú ý lắng nghe bài giảng của thầy cô, chỗ nào còn thắc mắc thì có thể hỏi ngay để dược giải đáp cặn kẽ.
2.2. Hệ thống hóa kiến thức khoa học
Hệ thống hóa kiến thức là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập địa lí lớp 11.
Như đã nói ở phần trên, kiến thức địa lí rất rộng, bao gồm địa lí Việt Nam và địa lí thế giới, phân tách nhỏ hơn còn có địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lý kinh tế. Nếu học sinh mà không có cách khái quát kiến thức thì không thể nào học tốt được bộ môn này.
Theo kinh nghiệm thì muốn nhớ lâu học tốt Địa lí thì học sinh có thể dùng sơ đồ hình xương cá để khái quát những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những ý chính, trọng tâm sẽ được vạch ra giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức.
Trong lúc làm bài thi học sinh chỉ cần nhớ sơ đồ này rồi triển khai theo các ý chính một cách mạch lạc thì chắc chắn kết quả sẽ rất cao.
2.3. Học cách nhận dạng nhanh để làm biểu đồ
Vẽ biểu đồ là phần quan trọng không thể thiếu trong các bài kiểm tra địa lí. Tuy nhiên thì không phải học sinh nào cũng có khả năng nhận biết các dạng biểu đồ cần vẽ sao cho phù hợp với yêu cầu đề bài đưa ra.
Nếu vẽ sai biểu đồ thì đương nhiên điểm số sẽ bị trừ rất nặng. Chính bởi vậy mà học sinh muốn học tốt địa lí 11 cần rèn cho mình kỹ năng nhận biết nhanh để vẽ biểu đồ hợp lí nhất.
Chẳng hạn đề bài đưa ra bảng số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (tỉ lệ % tương đối), với mốc thời gian 2 – 3 năm thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu của đổi tượng (tỉ lệ % tuyệt đối) thì biểu đồ cột chồng được ưu tiên lựa chọn.
Với biểu đồ cột ghép thường thể hiện sự so sánh của các đối tượng có liên quan đến nhau trong cùng đơn vị thời gian.
Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung.
2.4. Học Địa lí qua Atlat
Việc học địa lí qua Atlat sẽ giúp học sinh tư duy hình ảnh được tốt hơn, học sinh không cần phải học quá nhiều câu chữ trong sách vở mà chỉ cần nhìn vào bản đồ với những kí hiệu được đánh dấu sẵn là có thể hiểu được vấn đề. Tuy nhiên hiện nay thì hầu hết các giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat sao cho hiệu quả. Học sinh muốn học sâu hơn, nhớ được các dẫn chứng và hiểu rõ bản chất nội dung kiến thức thì nên rèn kĩ năng sử dụng Atlat, chắc chắn sẽ bổ trợ cho các bạn rất nhiều kiến thức và giúp các bạn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra địa lí lớp 11.
3. Những lưu ý để học tốt môn Địa lí 11
3.1. Đôi bạn cùng tiến
Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình.Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.
Yếu tố cần có với bất kì môn học nào khi muốn đạt hiệu quả tốt nhất đó là sự chăm chỉ, hứng thú. Vì vậy,hãy cố gắng tạo cho mình có được hai điều này. Kết hợp với những phương pháp được gợi ý ở trên, bạn nhất định sẽ chinh phục được môn Địa lí lớp 11. Hãy cố gắng, thành quả sẽ đến với bạn.
3.2. Rèn luyện kỹ năng tính toán
Mặc dù là môn học thuộc ngành xã hội nhưng đặc thù của môn Địa Lý là bạn phải tính toán khá nhiều. Do đó hãy nắm thật chắc các công thức tính toán cơ bản như:
+ Mật độ dân số ( người / km2 ) = Dân số / diện tích
+ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh – Tỷ suất tử
+ Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất – Nhiệt độ tháng thấp nhất
+ Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nước bốc hơi
+ Độ che phủ rừng = ( Diện tích rừng x 100 ) / Diện tích tự nhiên
+ Bình quân lương thực/người ( kg / người ) = Sản lượng/dân số
+ Năng suất lúa (tạ, tấn / ha) = Sản lượng / Diện tích
+ Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
3.3. Tham khảo thêm tài liệu
Để có thể học tốt nhất, ngoài kiến thức trong sách giáo khoa bạn có thể tham khảo thêm các sách khác viết về tự nhiên và dân cư. Xem các tư liệu về chủ đề này cũng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích, củng cố cho nội dung bài học.
Tham khảo thêm
- Bài 12: Ô- Xtrây- li- a (tiết 2)
- Bài 12: Ô- Xtrây- li- a (tiết 1)
- Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 4)
- Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 3)
- Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 2)
- Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1)
- Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (tiết 3)
- Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (tiết 2)
- Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (tiết 1)
- Bài 9: Nhật Bản (tiết 3)