Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

Nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức như: vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư- xã hội, tiềm năng phát triển kinh tế của của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á thông qua bài 5 tiết 3 Địa lí 11 dưới đây. Mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1.1.1. Tây Nam Á

  • Diện tích: 7 triệu km2.
  • Dân số: 313 triệu người (2005).

Khu vực Tây Nam Á

a. Vị trí địa lý

  • Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
  • Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:

  • Khí hậu: nói chung khô, vai trò của biển không đáng kể. Cảnh quan khô hạn có sự phân hoá.
  • Thuỷ văn: mạng lưới sông thưa, ngắn, ít nước.
  • Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.

c. Đặc điểm xã hội:

  • Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
  • Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

1.1.2. Trung Á

  • Diện tích: 5,6 triệu km2.
  • Số dân: 61,3 triệu người.

a. Vị trí địa lý

  • Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
  • Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ...

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:

  • Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
  • Khí hậu khô hạn → trồng bông và cây công nghiệp.
  • Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
  • Thuỷ văn: thưa thớt, có 2 hồ lớn: Aran, Bankhat.

c. Đặc điểm xã hội:

  • Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
  • Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
  • Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

1.1.3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á

  •  Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
  •  Khí hậu khô hạn.
  •  Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
  •  Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

1.2. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

a. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.

→ trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

b. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

- Nguyên nhân:

  • Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
  • Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.

- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người ArabDo thái.

- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vực

2. Luyện tập

Câu 1: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì?

Gợi ý làm bài

- Ảnh hưởng:

+ Về kinh tế:

  • Nền kinh tế của I-xra-en gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế vì chi phí cao cho các cuộc chiến tranh, xung đột với các nước A-rập trong đó có Pa-le-xtin.
  • Nền kinh tế của Pa-le-xtin kém phát triển, liên tục bị khủng hoảng 60% dân số sống nghèo khó, Liên hợp quốc thường xuyên phải trợ giúp

+ Về xã hội:

  • Mâu thuẫn giữa người Do thái với người Pa-le-xtin và mâu thuẫn giữa đạo Hồi với đạo Do thái ngày càng tăng…
  • Tình trạng bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia này.

- Để cùng phát triển hai nước cần phải:

  • Công nhận và tôn trọng chủ quyền của nhau.
  • Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ
  • Bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 2: Trong các nước dưới đây, nước nào thuộc khu vực Tây Nam Á, nước nào thuộc khu vực Trung Á?

Ca-dắc-xtan, Áp-ga-ni-xtan, I-ran, A-rập Xê-Út, U-dơ-bê-ki-xtan, I-rắc, Tuốc-mê-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kì.

Gợi ý làm bài

- Các nước thuộc Tây Nam Á là: I-ran, A-rập Xê-Út,  I-rắc, Thổ Nhĩ Kì.

- Các nước thuộc Trung Á là: U-dơ-bê-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Ca-dắc-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan.

Câu 3: Nêu những nguyên nhân chính dẫn đến sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á? 

Gợi ý làm bài

Xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái, điển hình là những cuộc xung đột giữa I-xra-en với Pa-le-xtin. Nguyên nhân là do:

  • Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
  • Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

Câu 4: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. ven Biển Đỏ

B. ven biển Ca-xpi

C. ven vịnh Péc-xich

D. ven Địa Trung Hải

Gợi ý làm bài

Tây Nam Á có tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên… ven vịnh Péc-xich.

Chọn C

Câu 5: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. nguồn lao động thiếu hụt

B. không có giống cây trồng phù hợp

C. thiếu nguồn nước tưới

D. khí hậu giá lạnh

Gợi ý làm bài

Khí hậu Trung Á khô hạn, thiếu nước tưới cho phát triển nông nghiệp

Chọn C

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này các em phải nắm được các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á:

- Mô tả được đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư- xã hội của khu vực Tây Nam Á, Trung Á.

-  Nêu được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Nêu được các vấn đề chính của khu vực- các vấn đề đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố.

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM