Địa lí 11 Bài 10: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta, có số dân đông nhất thế giới với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc là một quốc gia chậm phát triển, gần đây Trung Quốc đạt được nhiều những thành tựu kinh tế to lớn. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tự nhiên, cư dân và xã hội Trung Quốc.

Địa lí 11 Bài 10: Tự nhiên, dân cư và xã hội

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Vị trí:

   + Rìa đông của lục địa Á – Âu.

   + Giáp 14 nước và Thái Bình Dương.

- Lãnh thổ:

   + Rộng 9,5 triệu km2.

   + Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.

1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình Trung Quốc

a. Miền Đông

- Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn.

- Sông ngòi: hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước.

- Khoáng sản có nhiên liệu, quặng sắt, quặng kim loại màu…

b. Miền Tây

- Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.

- Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao.

- Sông ngòi ít, nguồn sông tập trung ở một vài vùng núi và cao nguyên.

- Khoáng sản dầu mỏ, than, sắt, thiếc, đồng…

c. Thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới.

- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.

- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

  • Khó khăn

- Bão lụt ở miền Đông.

- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.

- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

1.3. Dân cư và xã hội

a. Dân cư

- Đông dân nhất thế giới: 1,3 tỉ người (chiếm 1/5 dân số thế giới)

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: khá thấp, chỉ còn 0,5% ( thi hành nhiều chính sách dân số rất triệt để).

Biểu đồ tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Trung Quốc giai đoạn 1953- 2010

- Phân bố: không đồng đều (50% tập trung ở phía Đông)

Mật độ dân số Trung Quốc

- Tỉ lệ dân thành thị: khá thấp (37%)

- Thành phần dân tộc: đa dạng (56 dân tộc, người Hán chiếm đa số: 94 %.)

b. Xã hội

- Giáo dục phát triển.

- Nền văn minh lâu đời:

→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).

2. Luyện tập

Câu 1: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?

Gợi ý làm bài

- Thuận lợi:

+ Địa hình đa dạng: núi, cao nguyên, sơn nguyên, trung du, đồng bằng và thềm lục địa.

+ Khí hậu  cận nhiệt, ôn đới và có sự phân hóa theo chiều Đ - T, B  - N.

-> Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

- Khó khăn:

+ Thiên tai: bão, lũ,...

+ Vùng nội địa khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

Câu 2: Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:

- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự  nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Gợi ý làm bài

Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

- Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

-  Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. 

Miền Đông

- Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn.

- Sông ngòi: hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước.

- Khoáng sản có nhiên liệu, quặng sắt, quặng kim loại màu…

Miền Tây

- Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.

- Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao.

- Sông ngòi ít, nguồn sông tập trung ở một vài vùng núi và cao nguyên.

- Khoáng sản dầu mỏ, than, sắt, thiếc, đồng…

Thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới.

- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.

- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

  • Khó khăn

- Bão lụt ở miền Đông.

- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.

- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

Câu 3: Quan sát hình 10.3, nhận xét sự thay đổi tổng số dân, số dân nông thôn và số dân thành thị của Trung Quốc.

Gợi ý làm bài

Giai đoạn 1949 - 2005:

- Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục, gấp khoảng  2,5 lần.

- Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, trong đó dân số thành thị tăng nhanh hơn.

- Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tự nhiên, dân cư và xã hội Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Biết được vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

- Trình bày được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM