Địa lí 11 Bài 1: Tương quan trình độ phát triển KTXH các nước và cuộc CM KHCN hiện đại
Với bài học này các em cần biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs). Bên cạnh kiến thức thì phần kĩ năng cũng rất quan trọng trong việc học Địa lý. Nhận xét, phân tích được bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước. Để tìm hiểu kĩ hơn bài tập này mời các em học sinh cùng tìm hiểu.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước
- Hiện nay trên thế giới với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau phân thành hai nhóm nước:
- Nhóm nước phát triển: Có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao.
- Nhóm nước đang phát triển: Có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp.
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Braxin
- Các nước có GDP/người khác nhau:
- Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia.
- Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh.
1.2. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước
- GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước phát triển và đang phát triển
- Trong cơ cấu kinh tế:
- Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
- Các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
- Tuổi thọ trung bình các nước phát triển→ các nước đang phát triển.
- HDI các nước phát triển → các nước đang phát triển.
- Để thấy được sự tương phản về trình độ phát triển giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển chúng ta hãy theo dõi bảng tóm tắt sau:
- Nhóm nước phát triển:
- GDP/ người: Cao và rất cao.
- Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế: Tỉ trọng khu vực III >70%, khu vực I rất nhỏ.
- Tuổi thọ: Cao >75 tuổi.
- HDI: Cao.
- Nhóm nước đang phát triển:
- GDP/ người: Thấp hơn mức trung bình của thế giới và thấp hơn nhiều ở các nước phát triển.
- Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế: Tỉ trọng khu vực I còn cao, khu vực III còn thấp <50%.
- Tuổi thọ: Thấp, nhất là các nước châu Phi
- HDI: Thấp
1.3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
a. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng
- Thời gian: cuối TK XX và đầu thế TK XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.
- Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
- Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
- Bốn trụ cột:
- Công nghệ vật liệu.
- Công nghệ năng lượng.
- Công nghệ thông tin.
- Có 4 ngành công nghệ trụ cột là:
- công nghệ sinh học
- công nghệ vật liệu
- công nghệ thông tin
- công nghệ năng lượng.
b. Ảnh hưởng
- Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ.
- Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
- Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu.
→ Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.
2. Luyện tập
Câu 1:
Bằng hiểu biết của bản thân em hãy:
- Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra.
- Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức
Gợi ý làm bài
- Công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh...
- Công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới ( vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,...).
- Công nghệ năng lượng: sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới ( hạt nhân, mặt trời, thủy triều...)
- Công nghệ thông tin: tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp quang,... nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin.
- Một số ngành dịch vụ: bảo hiểm, viễn thông, kế toán, ngân hàng, tư vấn,...
Câu 2: Dựa vào hình 1, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người)
Gợi ý làm bài
Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á, Ô-xtrây-li-a. Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp thường tập trung ở châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á,...
Câu 3: Hãy nêu tên một số nước và lãnh thổ thuộc nhóm nước đang phát triển đã trải qua quá trình công nghiệp hóa (các nước công nghiệp mới – NICs)?
Gợi ý làm bài
Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan,...
Câu 4: Theo em, nước và lãnh thổ (công nghiệp mới) nào là thành công nhất?
Gợi ý làm bài
Nước và lãnh thổ (công nghiệp mới) thành công nhất là: Sin – ga – po, Hàn Quốc, Ma – lay – si – a, Đài Loan,...
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tương quan trình độ phát triển KTXH các nước và cuộc CM KHCN hiện đại Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần trả lời được 2 câu hỏi cơ bản nhất:
- Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển?
- Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới?
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 11 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
- doc Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
- doc Địa lí 11 Bài 4: TH: Tìm hiểu các cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa với các nước đang PT
- doc Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu Phi
- doc Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
- doc Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á