Địa lí 11 Bài 7: EU- Hợp tác liên kết để cùng phát triển

Liên minh châu Âu là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới. Từ khi ra đời đến nay, số lượng các nước thành viên lên tục tăng, sự hợp tác, liên kết được mở rộng và phát triển. Sau đây, eLib.vn mời các bạn đến với bài học "EU - hợp tác, liên kết để cùng phát triển".

Địa lí 11 Bài 7: EU- Hợp tác liên kết để cùng phát triển

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thị trường chung châu Âu

a. Tự do lưu thông

1993, EU thiết lập thị trường chung

- Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc

- Tự do lưu thông dịch vụ: tự do dịch vụ vận tải, thông tin lien lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…

- Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất tại một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong khu vực mà k phải chịu thuế.

- Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đốii với giao dịch thanh toán bị hoãn bỏ.

b. Euro (ơ-rô) – đồng tiền chung của EU

- Năm 1999: chính thức được lưu thông.

- Năm 2004: có 13 nước thành viên sử dụng.

- Lợi ích:

   + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung.

   + Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

   + Tạo thuận lợi việc chuyển giao vốn.

   + Đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

1.2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

a. Sản xuất máy bay E-bớt

- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập. Hiện nay, đang phát triển mạnh và cạnh tranh với các hãng chế tạo máy bay của Hoa Kỳ

b. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

- Nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào 1994.

- Là tuyến đường giao thông quan trọng ở châu Âu.

- Lợi ích:

   + Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

   + Đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng có thể cạnh tranh với vận tải hàng không

1.3. Liên kết vùng Châu Âu

a. Khái niệm liên kết vùng châu Âu

- Euroregion – từ ghép của Europe (châu Âu) và region (vùng) – chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, lien kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trên cơ sở tự nguyện.

- Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng.

b. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Đây là một ví dụ cụ thể về lien kết vùng. Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.

- Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.

Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.

Gợi ý làm bài

Nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU:

- Tự do di chuyển: Bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc.

- Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…

- Tự do lưu thông hàng hóa: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức.

- Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.

⟹ Nội dung bốn mặt lưu thông trong EU đã thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia EU được diễn ra dễ dàng thuận lợi hơn, góp phần mở rộng thị trường của các quốc gia.

Câu 2: Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?

Gợi ý làm bài

Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU:

- Có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

- Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 3: Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực về giao thông vận tải?

Gợi ý làm bài

Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của các nước EU:

- Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào năm 1994.

- Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới.

- Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân tạo.

Câu 4: Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?

Gợi ý làm bài

Các nước EU phát triển liên kết vùng vì nó đem lại nhiều lợi ích:

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia.

- Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia, đồng thời hỗ trợ nhau trong các lịnh vực kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại những lợi ích gì?

Gợi ý làm bài

Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại:

 Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế -xã hội, giáo dục..

 + Trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động.

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước.

+ Liên kết đào tạo ở các trường đại học….

+ Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm EU- Hợp tác liên kết để cùng phát triển Địa lý 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và thể chế của EU.
  • Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Nêu được sự khác biệt về không gian kinh tế của EU.
  • Phân tích bản đồ, lược đồ để nhận biết các nước thành vien EU.
  • Phân tích bảng số liệu thống kê để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM