Thực hành một số phép tu từ cú pháp Ngữ văn 12
Bài học Thực hành một số phép tu từ cú pháp Ngữ văn 12 giúp các em nắm được một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng. eLib đã biên soạn bài học này bám sát nội dung chương trình Ngữ văn 12 để các em tham khảo. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Phép lặp cú pháp
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"
⇒ Lặp cấu trúc “nhóm…” nhằm mục đích nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của người bà dành cho cháu
2. Phép liệt kê
- Là biện pháp tu từ chỉ sự sắp xếp các đơn vị lời nói cùng loại kế tiếp nhau để gây ấn tượng mạnh về hình ảnh, cảm xúc
- Ví dụ: "Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng!"
⇒ Nhấn mạnh sự gan dạ, kiên cường của người nữ chiến sĩ cộng sản
3. Phép chêm xen
- Là chêm vào câu nói một cụm từ không trực tiếp có quan hệ ngữ pháp trong câu, có tác dụng rõ rệt bổ sung thông tin cần thiết, bộc lộ cảm xúc, thường đứng sau dấu gạch nối trong ngoặc đơn
- Ví dụ:
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!”
⇒ Bộc lộ sự ngỡ ngàng, xúc động, yêu mến một cách kín đáo
4. Luyện tập
Câu 1. Phân tích tác dụng của sự phối hợp giữa phép lặp cú pháp và phép đối trong đoạn thơ sau:
"Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi, nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt mối riêng tư."
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
Gợi ý làm bài:
Đoạn thơ trên phối hợp giữa phép lặp cú pháp và phép đối:
- Lặp kết cấu cú pháp: "Anh lên xe/trời đổ cơn mưa" - "Em xuống núi/nắng về rực rỡ" và "Cái gạt nước/xua đi nỗi nhớ" - "Cái nhành cây/gạt mối riêng tư"
- Đối câu 1 và câu 2, câu 3 và câu 4: đối nhau về ý, về lời.
Sự phối hợp đó vừa thể hiện được quan hệ giữa hai người (anh và em), tâm trạng của mỗi người lúc chia tay, vừa nói lên được nhiệm vụ riêng của mỗi người trong cuộc kháng chiến chung của dân tộc.
Câu 2. Phân tích tác dụng của phép liệt kê trong đoạn trích sau :
"Bao nhiêu anh ngã trên trận tuyến tiếp theo, bao nhiêu anh trước vùi xương trên những đất đi cày, bao nhiêu chị bị xẻo thịt, bao nhiêu người cầm bút bi bịt miệng lôi ra trường bắn, mắt trừng trừng nhìn kẻ thù, bao nhiêu anh, bao nhiêu chị, con cháu những mẹ vệ quốc quân, bao nhiêu những Nguyễn, Trần, Lê, ... nhẫn nại, nhịn nhục, chịu thưong, chịu khó, đau đớn, căm thù, yêu thương, anh dũng."
(Theo Nguyễn Đình Thi, Nhận đường)
Gợi ý làm bài:
Trong đoạn văn, tác giả liệt kê như: bao nhiêu anh ngã xuống, bao nhiê anh vùi xương trên đát, bao nhiêu người cầm bút bịt miệng... Hình thức thể hiện là các từ ngữ cùng từ loại (sự vật, tính chất..), cùng kết cấu và tách biệt bằng những dấu phẩy.
Trong đoạn văn, phép liệt kê có tác dụng nói lên những nỗi đau thương mất mát, máu xương các anh đổ xuống để gìn giữ quê hương đất nước. Ca ngợi ý chí chiến đấu, chịu khó, căm thù yêu thương, anh dũng không chịu khuất phục trước quân thù.
5. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Củng cố nâng cao kiến thức về một số biện pháp tu từ cú pháp.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích.
- Nắm được một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng.
Tham khảo thêm
- docx Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- docx Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- docx Tuyên ngôn độc lập phần tác giả
- docx Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- doc Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt( tiếp theo) Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Tuyên ngôn độc lập phần tác phẩm Ngữ văn 12
- doc Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Đô-XTôi-Ép-Xki Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 12
- doc Phong cách ngôn ngữ khoa học Ngữ văn 12
- doc Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 -12 - 2003
- doc Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Ngữ văn 12
- doc Tây Tiến Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngữ văn 12
- doc Việt Bắc (trích) Ngữ văn 12
- doc Luật thơ Ngữ văn 12
- doc Việt Bắc (trích tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Phát biểu theo chủ đề Ngữ văn 12
- doc Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) Ngữ văn 12
- doc Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Ngữ văn 12
- doc Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Thực hành một số phép tu từ về ngữ âm Ngữ văn 12
- doc Dọn về làng (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Tiếng hát con tàu (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Đò lèn Ngữ văn 12
- doc Sóng Ngữ văn 12
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Đàn ghita của Lor-ca Ngữ văn 12
- doc Bác ơi (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Tự do (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12
- doc Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12
- doc Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ văn 12
- doc Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12
- doc Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 12