Đò lèn Ngữ văn 12
Đò lèn là một trong những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Duy, được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này các em hãy tham khảo bài học Đò Lèn Ngữ văn 12 tập 1 do eLib biên soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
Đò lèn Ngữ văn 12
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Nguyễn Duy sinh năm 1948.
- Ngày 24 tháng 2 năm 1861 Thủy sư đô đốc là Charner đánh phá Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn giữ. Dưới áp lực của quân Pháp, Nguyễn Duy chiến đấu và đã chết tại trận cùng với Tôn Thất trĩ. Riêng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế hiểm thì bị thương (mấy ngày sau, do bị thương quá nặng, ông Hiển mất tại thôn Tân Tạo, phủ Tân Bình), nhưng cuối cùng Nguyễn Tri Phương cũng rút tàn quân về được Biên Hòa.
- Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh phổ thông,
- Tuổi thơ lam lũ, vất vả.
- Thơ có sự kết hợp hài hoà giữa cái duyên dáng trữ tình và cái chất thế sự.
1.2. Tác phẩm
- Viết 1983 khi ông có dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức êm đềm.
- Bố cục: 2 phần
+ 5 khổ đầu: Hồi ức của nhà thơ về nỗi vất vả, tần tảo của bà bên cạnh sự vô tình của mình.
+ Khổ cuối: Sự thức tỉnh, nuối tiếc, xót xa của tác giả.
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Cách nhìn về tuổi thơ của tác giả
- Tuổi thơ của tác giả luôn gắn với những kỉ niệm đẹp.
- Thời thơ ấu tác giả: câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ...⇒ tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Tác giả có một cách nhìn thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp ⇒ cách nhìn mới mẻ.
- Một tuổi thơ hồn nhiên vô tư rong chơi khắp nơi: bắt chim sẻ...
2.2. Tình cảm sâu nặng đối với người bà
- Những kí ức về bà là một người bà lam lũ vất vả.
+ Gánh chè xanh ... thập thững những đêm hàn à Từ hình tượng thập thững: bước chân khó nhọc, không nhìn rõ đường của người già. Trước hiểm nguy của bom đạn bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn.
+ Chỉ ăn là củ dong riềng luộc sượng.. .
=> Dùng từ giản dị, gợi hình gợi cảm: hình ảnh người bà vừa giản dị vừa vĩ đại giữa đời thường là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
- Tình cảm của nhà thơ lúc nhỏ:
+ Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế.
-> vô tâm, mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà.
+ Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực - Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh thần.
-
Hai bờ là sự phân định giữa hai bên: một bên là hư bao gồm tiên, Phật, thánh thần; một bên thực là bà suốt lam lũ, vất vả.
-
Hai từ trong suốt : biểu hiện trạng thái ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ.
-
Câu không nhận ra đâu là thực, (cuộc sống lam lũ vất vả), đâu là hư (thế giới của truyện cổ tích: tiên, Phật, thánh thần) nên không nhận ra sự vất vả của người bà, trở thành kẻ vô tâm.
- Tình cảm của nhà thơ khi đã trưởng thành:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi"
+ Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương bà nhưng bà đã mất.
+ Lòng trào dâng một nỗi ân hận, tiếc nuối, xót xa.
+ Câu thơ có giá trị thức tỉnh làm lay động lòng người.
2.3. Những đặc sắc về nghệ thuật
- Sử dụng thủ pháp đối lập:
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa chiến tranh ác liệt với tình yêu thương của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
⇒ thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
- Sử dụng phép so sánh đối chiếu:
+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần ⇒ tương đồng.
+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh ⇒ tương phản
⇒ Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
3. Tổng kết
Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.
4. Luyện tập
câu 1. Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Lò đèn" của Nguyễn Duy?
Gợi ý làm bài:
Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê ngoại, trở lại với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời học trò, về với hình ảnh bà ngoại thương yêu, người đã tận tuỵ nuôi nấng nhà thơ đến tuổi trưởng thành. Bài thơ được in trong tập Ánh trăng.
Câu 2. Em hãy trình bày giá trị nghệ thuật của bài thơ "Lò đèn" của Nguyễn Duy.
Gợi ý làm bài:
Nghệ thuật
- Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
- Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian.
5. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu được tình cảm Nguyễn Duy.
- Cảm nhận những nét mới trong cách diễn đạt của Nguyễn Duy.
- Hiểu thêm về thơ Nguyễn Duy - “ một thế giới nội tâm có bản sắc”.
- Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất.
- Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương.
Tham khảo thêm
- docx Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- docx Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- docx Tuyên ngôn độc lập phần tác giả
- docx Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- doc Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt( tiếp theo) Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Tuyên ngôn độc lập phần tác phẩm Ngữ văn 12
- doc Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Đô-XTôi-Ép-Xki Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 12
- doc Phong cách ngôn ngữ khoa học Ngữ văn 12
- doc Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 -12 - 2003
- doc Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Ngữ văn 12
- doc Tây Tiến Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngữ văn 12
- doc Việt Bắc (trích) Ngữ văn 12
- doc Luật thơ Ngữ văn 12
- doc Việt Bắc (trích tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Phát biểu theo chủ đề Ngữ văn 12
- doc Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) Ngữ văn 12
- doc Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Ngữ văn 12
- doc Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Thực hành một số phép tu từ về ngữ âm Ngữ văn 12
- doc Dọn về làng (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Tiếng hát con tàu (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Thực hành một số phép tu từ cú pháp Ngữ văn 12
- doc Sóng Ngữ văn 12
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Đàn ghita của Lor-ca Ngữ văn 12
- doc Bác ơi (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Tự do (Đọc thêm) Ngữ văn 12
- doc Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12
- doc Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12
- doc Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ văn 12
- doc Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12
- doc Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 12