Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngữ văn 12

Nghị luận về một ý kiến văn học đóng vai trò rất quan trọng trong các kì thi học kì, kì thi THPT Quốc gia. Bài học Nghị luận về một ý kiến văn học chương trình Ngữ văn 12 tập 1 dưới đây, sẽ giúp các em biết cách trình bày và lập dàn ý một bài văn nghị luận về ý kiến văn học. Chúc các em học tốt!

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Ngữ văn 12

1. Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Yêu cầu chung:

- Tập trung giải thích, phân tích, bình luận, làm rõ ý kiến trong sự đối chiếu so sánh với đối tượng văn học được bàn tới.

- Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận văn học.

- Cách làm bài:

+ Tìm hiểu đề:

  • Tìm hiểu xuất xứ của ý kiến.
  • Xác định nội dung ý kiến và đưa ra sự đánh giá của bản thân.
  • Xác định phạm vi dẫn chứng sử dụng trong bài.

+ Lập dàn ý:

  • Tìm và sắp xếp các luận điểm, dẫn chứng phù hợp.
  • Đảm bảo bố cục, các yêu cầu của bài làm văn.

- Viết bài:

Bám sát và trung thanh với dàn ý để viêt bài cụ thể.

- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học thường tập trang vào việc giới thiệu nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đối với nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

2. Luyện tập

Câu 1. Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

- Giới thiệu ý kiến về văn chương của Thạc Lam

- Trình bày cảm nhận chung của mình về ý kiến ấy.

b. Thân bài

- Ý kiến của em về quan điểm đó (đúng hoặc sai), giải thích.

- Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.

- Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn nghĩa là:

+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.

+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

Bình luận:

- Thạch Lam tự hào về vũ khí của mình.

+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.

+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.

+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.

- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.

+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đã phá và xây dựng tâm hồn).

+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.

c. Kết bài

- Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

- Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

Câu 2. Nghị luận về câu nói của Nam Cao " Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa)

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài: 

-  Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Dẫn dắt quan điểm của Nam Cao.

b. Thân bài

- Giới thiệu tác giả.

- Giới thiệu tác phẩm Đời Thừa.

- Giải thích ý kiến

+ Câu nói được trích từ lời của nhân vật Hộ - người nghệ sĩ với khao khát lớn lao nhưng lại bị cuốn chân bởi gánh nặng của cơm áo gạo tiền, trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.

+ "Văn không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho": 

  • Người thợ khéo tay: Những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nghiệp của mình. Ở họ có sự khéo léo, tỉ mẩn, làm ra những sản phẩm tương đương nhau, mười sản phẩm giống nhau cả mười.
  • Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm ra những tác phẩm dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạo như thế.
  • "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..."
  • Chỉ dung nạp: chỉ chấp nhận những người nghệ sĩ chân chính, lao động hết mình và không ngừng làm mới mình
  • "đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có": đề cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ

=> Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.

- Bình luận ý kiến

+ Người nghệ sĩ chân chính không phải là người bắt chước giỏi nhất mà phải là người biết rung động thực sự, không chỉ phản ánh hiện thực như chính sự tồn tại của nó mà sự phản ánh ấy còn phải mang cả dấu ấn cá nhân của mình.

  • Ông đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút. Vì văn học là nhân học. Văn học không chỉ làm cho cuộc sống trở nên sống động trên trang giấy mà còn tác động mạnh mẽ tới cảm xúc, nhân cách đạo đức của con người.
  • Sự lặp lại, dập khuôn trong văn chương không phải là điều khó bắt gặp: những niêm luật nghiêm ngặt trong các thể thơ cổ, bút pháp ước lệ tượng trưng của văn học trung đại; sự dập khuôn của hình tượng chiến sĩ anh hùng trong văn học thời chiến...
  • Cẩu thả, qua quýt trong nghề văn chính là sự đê tiện, bất lương và giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Và người nghệ sĩ chân chính thì không ai làm điều ấy cả. Hộ trong tác phẩm Đời thừa đã dằn vặt, day dứt, tự phỉ nhổ bản thân khi đọc lại chính những tác phẩm mà mình viết, được đăng lên báo trước đây vì sự cẩu thả, hời hợt của mình khi mà người ta đọc xong sẽ quên ngay vì nó giống như bất kì bài báo, bài viết nào.
  • Người nghệ sĩ chân chính cần phải lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo không ngừng để không lặp lại người khác, cũng không lặp lại chính mình. 
  • Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân và cá tính của người nghệ sĩ trong từng trang giấy.

c. Kết bài: 

Khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Củng cố, nâng cao tri thức về nghị luận văn học. Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (tác giả, tác phẩm, vấn đề lí luận văn học…)

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM