Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về những bài thơ của thiền sư Pháp Thuận - một cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Tác giả so sánh “vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả:

- Đất nước thịnh vượng, thái bình, không chiến tranh, một đất nước đoàn kết.

- Khẳng định vận may của đất nước và niềm tin của nhà thơ vào vận nước.

2. Soạn câu 2 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Bài thơ ra đời sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược và kết thúc cuộc nội chiến nước ta. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Bài thơ đã thể hiện thế sự của đất nước lúc này: đất nước thống nhất, chủ tướng tài giỏi, quân dân một lòng. Tác giả thể hiện niềm tin đối với vương triều mới sẽ bền chặt, thịnh vượng.

3. Soạn câu 3 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Có thể hiểu cụm từ "vô vi" như sau:

- Vô vi là thuật ngữ trong sách Đạo đức kinh của lão Tử nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên.

- Tác giả khẳng định: muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hóa nhân dân.

=> Quan điểm “Đức trị” - đường lối trị nước được thể hiện tập trung trong hai chữ “vô vi”.

4. Soạn câu 4 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét hai câu thơ cuối như sau:

- Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”.

- Vận nước và đường lối trị nước đều hướng tới đất nước “thái bình".

- Trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, nguyện vọng của con người thời đại bất giờ muốn nền “thái bình muôn đời".

→ Khẳng định truyền thống chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM