Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được triết lí phật giáo, quan niệm hoá sinh tuần hoàn của đạo Phật. Từ đó, các em sẽ phân tích được quan niệm nhân sinh của bài thơ. Chúc các em học thật tốt nhé!

Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích hai câu thơ đầu:

- Tác giả đã thể hiện quy luật biến đổi không ngừng của tự nhiên. Cây cối biến đổi theo thời tiết. Bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.

- Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, chứ không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên.

2. Soạn câu 2 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Quy luật trong cuộc sống thể hiện qua câu thơ thứ hai và thứ ba:

- Con người cũng như bông hoa kia, luôn vận động không ngừng, và không thể thoát khỏi vòng xoay: sinh - lão - bệnh - tử. Việc đời cứ trôi qua và chớp mắt một cái, tuổi già đã đến rất gần. Nhưng ở đây, ta còn thấy sự đối lập khi so sánh hoa với người: nếu hoa rụng thì sẽ lại tươi nhưng con người thì “già đến rồi”. Sự đối lập này cho thấy sự vô thủy vô chung của thời gian.

3. Soạn câu 3 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét hai câu thơ cuối:

- Thiên nhiên không phải la nội dung chính mà tác giả hướng đến.

- Nội dung của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.

- Vì tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo: khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường.

- Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận:

+ Tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan.

+ Tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.

4. Soạn câu 4 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét nội dung bài kệ:

- Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi sáng ấy được thể hiện qua cách nói khẳng định, qua các hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi và bất diệt.

- Lời kệ được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM