Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ cung cấp cho các em kiến thức về thể loại truyện cổ tích Việt Nam trong một tác phẩm cụ thể - Tấm Cám. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nhìn từ nội dung truyện cổ tích "Tấm Cám" chúng ta có thể chia thành hai giai đoạn như sau:

+ Cái yếm đỏ, sau đó là truyện Tấm đi hội đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa Tấm và mẹ con Cám, xoay quanh các sự việc trong cuộc sống hàng ngày.

+ Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa thân của Tấm cho thấy mâu thuẫn lúc này không chỉ đơn giản là mâu thuẫn gia đình, nó phát triển lên rộng hơn là mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp.

- Từ diễn biến ấy ta có thể thấy rõ sự hình thành của hai tuyến nhân vật:

+ Tuyến mẹ con Cám: độc ác, tàn nhẫn, không từ thủ đoạn nào để giết Tấm.

+ Tuyến nhân vật Tấm: từ một cô gái chỉ có những hành động phản kháng yếu ớt đã mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.

2. Soạn câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích những hình thức biến hóa của Tấm và nêu ý nghĩa những lần biến hóa ấy:

- Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: Tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị).

- Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.

- Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động.

3. Soạn câu 3 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét về hành động trả thù của Tấm:

- Đối với tác giả dân gian hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám như vậy là thích đáng, là phù hợp với những gì mà mẹ con Cám đã gây ra.

=> Phản ánh đạo lí nhân dân: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

4. Soạn câu 4 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Bản chất mâu thuẫn trong truyện cụ thể như sau:

- Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng thuộc về phạm trù đạo đức xã hội phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng.

- Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.

5. Soạn câu luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" và tiểu dẫn của bài này chỉ ra đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:

+ Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:

  • Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm.
  • Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị).

+ Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.

+ Kiểu nhân vật chức năng: Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM