Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển. Từ đó, các em sẽ có thêm vốn kiến thức hữu ích về văn học Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Điểm chung: đều tồn tại lâu dài trong thời kì văn học trung đại và đều đạt được những thành tựu to lớn cho nền văn học dân tộc.

- Điểm riêng:

+ Văn học chữ Hán: xuất hiện sớm, tồn tại suốt quá trình phát triển văn học trung đại; thể loại tập trung chủ yếu vào các thể loại văn học từ Trung Quốc; đạt được thành tựu to lớn trên mọi loại hình thơ, văn xuôi, trữ tình, chính luận.

+ Văn học chữ Nôm: ra đời và tồn tại từ cuối thế kỉ XIII đến hết thời kì văn học trung đại; chủ yếu tập trung vào thể loại thơ và là các thể thơ dân tộc; đạt nhiều thành tựu to lớn.

2. Soạn câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Giai đoạn văn học đánh dấu quá trình hình thành và khởi đầu của văn học Việt Nam thời kì này bắt đầu từ thế kỉ X – XIV:

+ Chủ nghĩa yêu nước với âm hưởng hào hùng.

+ Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi về lịch sử văn hóa, thơ phú đạt nhiều thành tựu.

+ Văn học chữ Nôm bước đầu hình thành.

+ Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải)…

- Từ thế kỉ XV – XVII:

+ Phê phán, phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.

+ Văn học chữ Hán phát triển với sự trưởng thành vượt bậc của văn chính luận và văn xuôi tự sự.

+ Văn học chữ Nôm Việt hóa thơ Trung Quốc và sáng tạo các thể thơ dân tộc.

+ Quốc âm thi tập, Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm...

- Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX:

+ Chủ nghĩa nhân đạo.

+ Văn xuôi và văn vần, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển mạnh.

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao  Bá Quát…

- Nửa cuối thế kỉ XIX:

+ Văn học yêu nước với âm hưởng bi tráng.

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo với thi pháp, thể loại truyền thống. Văn học chữ quốc ngữ mới xuất hiện.

+ Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị.

3. Soạn câu 3 trang 112 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Chủ nghĩa yêu nước:

+ Chủ nghĩa yêu nước là nội dung chủ yếu, xuất hiện nhiều trong văn học trung đại Việt Nam.

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm.

- Chủ nghĩa nhân đạo:

+ Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

+ Truyền thống nhân đạo của người Việt Nam biểu hiện qua những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người...

+ Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người,...

- Cảm hứng thế sự:

+ Biểu hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân.

+ Văn học viết về thế sự phát triển trong hai thế kỉ XVIII và XIX; nhiều tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời.

4. Soạn câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nghệ thuật văn học thế kỉ X - hết thế kỉ XIX có những đặc điểm như sau:

- Đặc điểm lớn và chủ yếu trong các sáng tác văn học thời kì này là tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh thần tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học cổ nói nhiều tới chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người.

- Văn học hiện đại đi sâu vào thế giới, sự biến chuyển nội tâm nhân vật.

- Văn học cổ:

+ Xem trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như niêm, luật rong thơ Đường, đánh giá đúng mức tính sáng tạo khi phá vỡ quy phạm).

+ Chú trọng tới vẻ đẹp trang nhã, đánh giá đúng mực xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động…

+ Chú ý đến tính dân tộc (hình thức, nội dung).

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM