Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được những phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong một văn bản cụ thể. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng phân tích văn bản đạt hiệu quả cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Ẩn dụ

1.1. Soạn câu 1 trang 135 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Nội dung ý nghĩa khác là:

- Nhìn chung các hình ảnh ẩn dụ được sử dụng trong những câu ca dao trên là những hình ảnh vô cùng quen thuộc như hình ảnh thuyền (con đò) - bến (cây đa) lần lượt tạo nên ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người ra đi và người ở lại.

- Câu (1) trở thành lời thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự thủy chung.

- Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa "lỗi hẹn".

b. Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật). Xét về ý nghĩa biểu trưng, chúng là những liên tưởng giống nhau (đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi - kẻ ở). Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật thuyền - bến - cây đa, bến cũ - con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế. Vì vậy chúng được dùng để chỉ "tình cảm gắn bó keo sơn" của con người. Có nắm được quy luật liên tưởng như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của các câu ca dao trên.

1.2. Soạn câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích ẩn dụ trong những văn bản đã cho:

(1) Nguyễn Du đã ẩn dụ thành công và đặc sắc cảnh thiên nhiên ngày hè bằng hình ảnh "lửa lựu" (hoa lựa đỏ như lửa nên gọi là lửa lựu). Cách nói ấn dụ này đã miêu tả được cảnh sắc rực rỡ của cây lựu, đồng thời nói lên sức sống mãnh liệt của cảnh vật ngày hè.

(3) Biện pháp ẩn dụ được dùng là: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm. Ý nói đến thứ văn nghệ mơ mộng, trốn tránh thực tế, hoặc không phản ánh đúng bản chất hiện thực.

(4) "Thác": dẫu con đường cách mạng có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc vẫn luôn vững tiến.

(5) “Phù du”: Dùng hình ảnh con phù du để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích. "Phù sa” là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.

1.3. Soạn câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Câu văn có dùng phép ẩn dụ như sau:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

- Dòng đời xô bồ sẽ đặt bạn vào những guồng quanh hối hả của danh vọng, địa vị, tiền bạc,...

- Đất trời trở mình vào đông, đã thấy cái lành lạnh của gió.

2. Hoán dụ

2.1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hoán dụ để nói đến người phụ nữ qua hình ảnh “đầu xanh” và “má hồng”, những từ ấy dùng để chỉ người con gái trẻ, đẹp. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều.

b. Áo nâu: chỉ người lao động nông thôn. Áo xanh: chỉ người công nhân ở thành thị.

=> Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng, muốn hiểu cần dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng: Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể. Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong.

2.2. Soạn câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Phân biệt hai phép tu từ như sau:

- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hoán dụ để diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa, hình ảnh hoán dụ gồm có thôn Đoài (chỉ người thôn Đoài), thôn Đông (chỉ người thôn Đông).

- Hình ảnh ẩn dụ gồm có cau thôn Đoài, giầu không thôn nào chỉ những người đang yêu vì cau và trầu là những vật thường gắn bó khăng khít và thường dùng trong cưới hỏi.

b. Sự khác nhau giữa câu thơ của Nguyễn Bính và câu ca dao:

- Sử dụng các hình ảnh hoán dụ (thôn Đoài, thôn Đông) để chỉ người ở thôn Đoài và người ở thôn Đông.

- Câu ca dao sử dụng hình ảnh ẩn dụ thuyền, bến để chỉ những người đang yêu.

2.3. Soạn câu 3 trang 137 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Ví dụ: Cơn bão số một đã đi qua, sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hằng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng gia đình tan nát... Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh...

+ Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.

+ Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày.

+ Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức thấy được mất mát, đau thương.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM