Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh. Từ đó, các em sẽ tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 169 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhắc lại bố cục ba phần:

a. Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết.

b. Thân bài: Lần lượt thực hiện các yêu cầu trọng tâm về đối tượng thuyết minh.

c. Kết bài: Khái quát vấn đề và nêu cảm nhận, kiến thức đã tiếp thu được từ đối tượng.

2. Soạn câu 2 trang 169 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Bố cục 3 phần là phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin về sự việc, sự vật cho người đọc.

3. Soạn câu 3 trang 169 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

So sánh phần mở bài và kết bài:

- Mở bài:

+ Giống nhau: giới thiệu đối tượng thuyết minh.

+ Khác nhau:

  • Mở bài của văn thuyết minh: giới thiệu khái quát.
  • Mở bài trong văn bản tự sự khác hơn.

- Kết bài:

+ Giống nhau: nội dung của phần cuối.

+ Khác nhau:

  • Tự sự: cảm nhận và rút ra tâm sự.
  • Thuyết minh: Người đọc hiểu hơn về đối tượng.

4. Soạn câu 4 trang 169 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh. Riêng trình tự chứng minh - phản bác rất cần phải lập luận để thuyết phục người nghe mới thành công được.

5. Soạn câu luyện tập trang 171 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Gợi ý một số dàn bài:

a. Giới thiệu một tác giả văn học:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả.

- Thân bài:

+ Cuộc đời và sự nghiệp văn học.

+ Phong cách nghệ thuật :

+ Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.

+ Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…

b. Trình bày một quy trình sản xuất:

- Mở bài: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất.

- Thân bài:

+ Mô tả quy trình sản xuất: bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn ra sao?

+ Sản phẩm của quy trình sản xuất.

- Kết bài: Nhận xét về quy trình sản xuất.

c. Giới thiệu về một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình:

- Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào.

- Thân bài:

+ Nguyên nhân phát động phong trào đó.

+ Phong trào đó được khai triển như thế nào?

+ Phong trào đã thu được kết quả ra sao?

- Kết bài: Ý nghĩa của phong trào đó đối với mỗi cá nhân.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM