Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể. Mỗi đặc trưng có dấu hiệu nhận biết riêng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có trong đoạn văn:

- Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Đầu tiên đoạn văn trên cho ta thấy rất rõ về địa điểm và thời gian của “lời nói”.

+ Nhân vật tự nhủ với mình.

+ Có cách diễn đạt cụ thể.

- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:

+ Giọng thủ thỉ tâm tình.

+ Giọng trách móc, giục giã.

- Yếu tố để tạo nên ngôn ngữ có tính cá thể, mang dấu ấn cá nhân riêng, không trùng lặp với bất kì ai. Qua giọng nói trong đoạn văn trên, có thể đoán đư­ợc đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b. Chúng ta có thể nhận thấy công việc ghi nhật ký mang lại rất nhiều lợi ích cho người ghi nhật kí. Cụ thể, khi ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Có những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn.

- Từ ngữ xưng hô phổ biến trong giao tiếp đời thường: ta, cô, anh, mình.

- Giọng điệu:

+ Giọng thủ thỉ tâm tình.

+ Giọng trách móc, giục giã.

- Ngôn ngữ đối thoại: thân mật, yêu thương (Mình về có nhớ ta chăng/ Lại đây đập đất trồng cà với anh).

- Thể thơ lục bát dễ nhớ.

- Lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi bình dị nhưng cũng tế nhị sắc sảo.

- Tính cảm xúc: cả hai câu ca dao đều thể hiện tình cảm, lời tỏ tình dí dỏm.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Đoạn đối thoại đã cho có đầy đủ những yếu tố và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cụ thể đoạn đối thoại của Đăm Săn và dân làng đã được gọt giũa, sắp xếp theo kiểu có đối chọi (tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục…); có điệp từ, điệp ngữ (ai chăn ngựa hãy đi… ai giữ voi hãy đi… ai giữ trâu hãy đi…); có nhịp điệu.

- Tác giả đã có dụng ý khi lặp lại những yếu tố dư thừa trong đoạn hội thoại đã cho. Sự lặp lại các yếu tố dư này giúp duy trì mạch nhịp điệu cho đoạn hội thoại và duy trì không khí sử thi. Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói ngôn ngữ hằng ngày như các từ: ơ, phía Bắc, phía Nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ,…

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM