Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy Ngữ văn 10 tóm tắt
Nội dung bài "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" dưới đây sẽ cung cấp cho các em những ý chính về nội dung của bài. Từ đó, các em sẽ có thể vận dụng vào để phân tích được những sự việc trong truyện. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
2. Soạn câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
3. Soạn câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
4. Soạn câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
5. Soạn câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
6. Soạn câu 1 luyện tập tr 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
1. Soạn câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương như sau:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều không thành công.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần để chống lại quân địch tấn công nước Âu Lạc.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai nên đã thất bại, dẫn đến mất nước.
+ Vua mang theo Mị Châu lên ngựa bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a. Vua An Dương Vương sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm nên An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi tấm lòng yêu nước ấy. Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước của vua An Dương Vương.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết sau:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể.
⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù. Và thế đã thất bại hoàn toàn.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí mà tự tin rằng nỏ thần vẫn ở đó, để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy.
⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c. Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm như sau:
- Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: Gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước. Đây là người vua đáng kính, không trọng hạnh phúc cá nhân, đặt lợi ích dân tộc lên đầu.
- Các chi tiết liên quan đến Mị Châu: Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu, để Trọng Thủy xem nỏ thần và lấy mất. Tuy nhiên, chi tiết Mị Châu hóa thành ngọc cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta dành cho nhân vật Mị Châu.
2. Soạn câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là ngây thơ tin tưởng chồng, thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước, với đất nước mình chính là công chúa. Suy xét sau cùng việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét chính xác, cả tin vào kẻ thù.
- Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí. Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng, nhân dân ta hay có câu "xuất giá tòng phu". Về vấn đề vợ chồng thì Mị Châu không có lỗi.
=> Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện bởi vì Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; Nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được. Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.
3. Soạn câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa đặc biệt:
+ Mị Châu bị kết tội vì đã để cho kẻ thù xem nỏ thần - bí mật quốc gia, sau đó Mị Châu bị chính cha của mình trừng trị là một dứt khoát.
=> Hành động vua An Dương Vương chém Mị Châu là xuất phát từ tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ bán nước của dân tộc ta.
+ Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch đã thể hiện cái nhìn cảm thông, bao dung với Mị Châu của nhân dân.
+ Cái chết của Mị Châu là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình cảm cá nhân với lợi ích của cả quốc gia, dân tộc.
4. Soạn câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Ý nghĩa của cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" mang nét nghĩa vô cùng đặc biệt:
+ Ngọc trai: do máu của Mị Châu khi chết chảy xuống biển mà hóa thành, như lời chứng minh tấm lòng trong sạch, không có mưu đồ hại cha bán nước của Mị Châu, chỉ là con người Mị Châu quá ngây thơ.
+ Giếng nước: Nơi Trọng Thủy gieo mình xuống tự vẫn vì quá hối hận và thương tiếc Mị Châu, chứng minh Trọng Thủy cũng có tình cảm với Mị Châu.
+ Việc lấy ngọc trai đem rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn thì ngọc trai lại càng sáng trong là sự khẳng định Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
+ Cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" là sự thể hiện niềm thương xót cho mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy. Đồng thời là kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình nhiều đau khổ, nỗi niềm này. Những con người yêu nhau nhưng lại vào thế con của kẻ thù hai nước đối lập nhau.
5. Soạn câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Cốt lõi lịch sử:
+ An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
+ Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.
- Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:
+ Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ.
+ Vua An Dương Vương theo thần Kim Quy xuống biển.
+ Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”.
- Việc tạo ra các yếu tố thần kì này có tác dụng:
+ Tái hiện một câu chuyện lịch sử dưới cái nhìn của dân gian khác lạ và hấp dẫn hơn.
+ Lí tưởng hóa vua An Dương Vương. Vua không chết mà chỉ bước sang một thế giới khác.
+ Mị Châu đã được rửa tội “bán nước”, chứng minh được lòng trong sạch của mình.
+ Khẳng định tình cảm của Trọng Thủy – Mị Châu là chân thành, cuối cùng cũng có một cái kết vẹn tròn nhất.
6. Soạn câu 1 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Đối với đất nước Âu Lạc: Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương bởi đã lấy cắp nỏ thần đem về cho quân Triệu Đà xâm lược. Vì vậy, Trọng Thủy là kẻ đáng lên án.
- Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu thì Trọng Thủy rất đáng thương bởi chàng đã hối hận, thương nhớ Mị Châu nên đã tự vẫn mà chết.
=> Vì vậy, đánh giá cả hai ý kiến a và b đều chưa xác đáng.
7. Soạn câu 2 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Mặc dù An Dương Vương và Mị châu được xem là hai người có đại tội với đất nước. An Dương Vương vì lơ là cảnh giác, nghĩ rằng mình có nỏ thần và không chuẩn bị kĩ càng khi quân Tản Đà sang xâm lược. Về Mị Châu thì do ngây thơ, nhẹ dạ cả tin mà cho kẻ thù biết bí mật quân sự. Tuy nhiên, dân gian lại dựng lên đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau thể hiện truyền thống bao dung, vị tha của dân tộc ta.
8. Soạn câu 3 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt
- Bài thơ “Tâm sự” rút ra trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu".
=> Bài thơ trên giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Từ đó cảnh tỉnh chúng ta trong việc lơ là cảnh giác với kẻ thù. Cần phải đủ tỉnh táo để nhận ra những mối quan hệ giữa cá nhân và công đồng.
- Bài thơ: "Giếng Trọng Thủy" (Nguyễn Nhược Pháp):
"Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần,
Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;
Trọng Thủy nằm trên làn nước sủi.
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.
Phơn phớt hồn ma đóm lập lòe.
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề.
Răng rắc kêu như tiếng xương đập,
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre.
Nhấp nhoáng xiên trời chớp tóe xanh,
Gầm ran sấm chuyển, mây bùng phanh.
Mưa đập. Tù và rên văng vẳng
Hiệu lính tuần kêu trên mặt thành".
=> Bài thơ thể hiện nỗi ân hận và tình cảm của Trọng Thủy dành cho Mị Châu. Trọng Thủy đã thương nhớ Mị Châu và nhảy xuống giếng tự vẫn.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam tóm tắt
- doc Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tóm tắt
- doc Soạn bài Khái quát văn hoc dân gian Việt Nam tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) tóm tắt
- doc Soạn bài Văn bản Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tt tóm tắt
- doc Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) tóm tắt
- doc Soạn bài Văn bản (tt) Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Uy-lít-xơ trở về Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Ra-ma buộc tội Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tam đại con gà Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lời tiễn dặn Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảnh ngày hè Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lầu Hoàng Hạc Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Khe chim kêu Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt
- doc Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt